VPBank giảm tới 3% lãi suất cho cá nhân vay vốn

VPBank vừa thông báo giảm tới 3% lãi suất cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân trong thời gian hỗ trợ ban đầu từ 3-6 tháng, tùy theo các gói vay.
VPBank giảm tới 3% lãi suất cho cá nhân vay vốn

Cụ thể, đối với các khoản vay tín chấp, VPBank áp dụng mức giảm lãi suất tối đa 3% và hạn mức cho vay lên đến hơn 100 triệu đồng dành cho các khách hàng tiểu thương hiện hữu đang kinh doanh mọi ngành nghề, bao gồm tiểu thương tại các chợ và trên các tuyến phố.

Đối với các khoản vay thế chấp, ngân hàng giảm lãi suất 1,0% cho những khách hàng cá nhân đang kinh doanh và có nguồn thu thuộc các lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19 như lữ hành, khách sạn, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận tải, nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản... Ngoài ra, nếu khách hàng có xếp hạng tín dụng tốt theo quy định của VPBank, có lịch sử giao dịch với ngân hàng trên 3 năm và dư nợ từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ được VPBank giảm tiếp thêm 0,5% lãi suất.

VPBank còn có những hỗ trợ đặc biệt cho khách hàng vay thế chấp không có khả năng năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19 như tái cơ cấu, gia hạn, giãn nợ theo tình hình cụ thể.

Việc VPBank giảm lãi suất cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân là hành động thiết thực, thực hiện chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại ưu tiên hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đây được đánh giá là một trong những biện pháp thiết thực và ý nghĩa mà VPBank dành cho những khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ gốc, lãi cho các khoản vay hiện tại.

Trước đó, với tinh thần chủ động, tích cực chung tay đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, VPBank đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ thiết thực như: Giảm lãi suất cho vay tới 2%/năm; giãn nợ, gia hạn, tái cơ cấu lại thời hạn trả nợ...để hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

VPBank cũng khuyến khích khách hàng sử dụng tiện ích trên các sản phẩm ngân hàng điện tử của Ngân hàng để giao dịch trực tuyến (Internet Banking, VPBank Online,…) để kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm với lãi suất cộng thêm 0,2% so với tại quầy và nhiều tiện ích khác, mọi lúc mọi nơi mà không cần đến ngân hàng, từ đó hạn chế sự lây lan dịch bệnh.

Bên cạnh sự hỗ trợ thông qua hoạt động kinh doanh, VPBank cũng là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong công tác xã hội như ủng hộ trực tiếp cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với kinh phí 10 tỷ đồng để phục vụ công tác phòng, chống dịch, ra mắt chuỗi sự kiện âm nhạc điện tử “Vui lên Việt Nam” để khích lệ tinh thần lạc quan, thái độ sống tích cực trong mùa dịch của người dân.

“Nhận định tình hình dịch bệnh sẽ còn có diễn biến phức tạp trong thời gian tới, VPBank bên cạnh chủ động theo sát các chỉ đạo và định hướng tiếp theo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, sẽ đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đưa ra gói hỗ trợ mới dành cho toàn bộ nhóm khách hàng nhằm chung tay cùng người dân Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn chung”, đại diện VPBank nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...