Vụ 4 tỷ đồng "bốc hơi": Khách hàng của SCB “phản pháo”

Vụ việc khách hàng tố cáo ngân hàng Sài Gòn (SCB) làm “bốc hơi” 4 tỷ đồng tiếp tục gây tranh cãi bởi thông tin từ phía 2 phía có sự mâu thuẫn và phản bác nhau. Vụ 4 tỷ đồng "bốc hơi": Khách hàng
Vụ 4 tỷ đồng "bốc hơi": Khách hàng của SCB “phản pháo”
Vụ việc khách hàng tố cáo ngân hàng Sài Gòn (SCB) làm “bốc hơi” 4 tỷ đồng tiếp tục gây tranh cãi bởi thông tin từ phía 2 phía có sự mâu thuẫn và phản bác nhau.
Sau những phát ngôn “phản pháo” mới đây của Giám đốc ngân hàng SCB, ông Võ Tấn Hoàng Văn về trường hợp bà Trần Thị Thanh Phúc mất 4 tỷ trong tài khoản SCB có những điểm không trùng khớp với thông tin trước đó về sự việc.Khi trả lời báo chí, lãnh đạo ngân hàng SCB thừa nhận có sai sót của nhân viên ngân hàng khi vì nể khách VIP mà chấp nhận cho khách giao dịch qua điện thoại thay vì đến tại quầy hoặc có giấy uỷ quyền. Theo đó, đại diện SCB đang muốn tìm sự đồng cảm của dư luận khi ngân hàng nào cũng muốn "chiều" để "giữ" khách VIP.Tuy nhiên, trao đổi với PV, chị Trần Thị Thanh Phúc, chủ nhân tài khoản "4 tỷ bốc hơi" tại SCB, cho biết: “không thể nói tôi là khách VIP của ngân hàng SCB ở chi nhánh Kim Ngưu. Bởi cho tới khi phát hiện mất tiền tôi chưa bao giờ đến chi nhánh này để giao dịch”.Và bà Phúc cho biết, số tiền hơn 4 tỷ trong tài khoản của bà mới được mẹ chồng chuyển cho vào 12/8/2015 thì cũng khó có thể nói là khách hàng lâu năm hay khách VIP của ngân hàng. Vì thế, cũng không thể cho rằng sai sót của ngân hàng chỉ là lỗi "nhân văn" của đa số các ngân hàng.Đại diện SCB cũng cho biết, chính khách hàng đã thừa nhận mình trực tiếp ký vào tờ uỷ nhiệm chi trong đơn trình báo đầu tiên với ngân hàng và biên bản làm việc vào ngày 20/11/2015.Theo đó, SCB cho biết, ban đầu bà Phúc viết đơn trình bày nói: "Tại thời điểm xảy ra giao dịch, tôi bị ốm, đau đầu nên bên cạnh lúc nào cũng có người bạn thân tên là Nguyễn Thị Thanh Hằng thay mặt giúp đỡ mọi việc. Tôi nghi ngờ trong lúc ốm, ngủ thì bạn tôi đã dùng điện thoại để giao dịch trả lời việc chuyển khoản số tiền 4 tỷ trên".Tuy nhiên, khi trao đổi với bà Phúc thì bà cho biết, không làm bất cứ lá đơn nào có nội dung như trên. Cùng với đó biên bản làm việc vào ngày 20/11/2015 là nội dung do SCB soạn ra, có nhiều điểm có lợi cho ngân hàng, không phải là văn bản khách quan.Về tình tiết mới là sự việc bà Phúc đã làm đơn gửi cơ quan cảnh sát điều tra thành phố Hà Nội tố cáo bà Nguyễn Thị Thanh Hằng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt 4 tỷ đồng này vào tháng 11/2015. Bà Phúc thừa nhận, có tố cáo người bạn tên Nguyễn Thị Thanh Hằng tới cơ quan điều tra vì tội lừa đảo vào ngày 20/11/2015, với nội dung, bà Phúc nghi ngờ bà Hằng có liên quan tới vụ việc mất 4 tỷ của mình.Theo đó, bà Phúc kể lại: Tôi đã kí cho Hằng 4 tờ giấy A4 để Hằng bán nhà hộ (một ngôi nhà của bố mẹ chồng bà Phúc). Đó cũng là thời điểm bà Phúc bị ốm, bà Hằng ở bên cạnh cả ngày để chăm sóc.Bà Phúc nghi ngờ rằng bà Hằng đã lợi dụng thời điểm này dùng điện thoại của mình để giao dịch với ngân hàng và xóa những tin nhắn khi ngân hàng gửi về nhằm thông báo giao dịch.Bà Phúc cho biết thêm, hiện bà Hằng vẫn ở Hà Nội và từ khoảng cuối tháng 10/2015 thì không thấy đến nhà bà Phúc nữa.Cho tới thời điểm này, sự việc của bà Phúc vẫn chưa có kết luận nào từ phía cơ quan điều tra, mà vẫn chỉ là những lời nói từ “1 phía”, hoặc ngân hàng, hoặc khách hàng, chưa có cuộc làm việc chính thức nào giữa 2 bên.Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty luật Basico nhận định: “Trong bất cứ trường hợp nào, khi không phải chủ tài khoản tới rút tiền, chuyển khoản, mà lại thực hiện giao dịch thì ngân hàng đã sai”.“Nếu trong trường hợp, giấy ủy nhiệm đúng là chữ kỹ của chị Phúc đi chăng nữa, thì mới có giá trị xác minh 1 nửa. Vì thế mà ở đây ngân hàng chắc chắn là có lỗi, chỉ là lỗi bao nhiêu %, 50% hay 100% mà thôi”, ông Đức cho biết.

Theo Bizlive

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Động lực tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng được dự báo nhờ vào các yếu tố như tín dụng mạnh mẽ, đặc biệt là sự hồi phục của thị trường bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay nhà ở, cùng với sự phục hồi của nhóm khách hàng cá nhân…

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Theo dự báo của ông Trần Ngọc Báu, Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ hạ lãi suất, hạ nhanh hay chậm thế nào phụ thuộc sẽ vào câu chuyện dịch chuyển vốn ngoại, và lãi suất ở đây là cả trên thị trường 1 (thị trường dân cư) và thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng)...