Vụ công nhân căng biểu ngữ đòi nợ: Hưng Hải có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản? (kỳ 2)

Như Thương Gia đã thông tin ở kỳ trước, Công ty CP Tập đoàn Hưng Hải đang nợ Công ty Cổ phần BB Power Holdings tổng số tiền là 108.773.388.000 đồng theo hợp đồng đặt cọc.
Tập đoàn Hưng Hải đã cho người đến giật hết các biểu ngữ
Tập đoàn Hưng Hải đã cho người đến giật hết các biểu ngữ

Mặc dù BB Power Holdings đã nhiều lần yêu cầu ông Trần Đình Hải thực hiện việc thanh toán và xác nhận công nợ… tuy nhiên tất cả những lần đó đều không nhận được sự hợp tác từ ông Hải.

Để biện minh cho hành động của mình, ông Hải cho rằng BB Power Holdings vi phạm hợp đồng đặt cọc. Còn phía BB Power Holdings khẳng định, nghĩa vụ nợ công của ông Trần Đình Hải theo hợp đồng đặt cọc là không thể phủ nhận.

BB Power Holdings vi phạm hợp đồng đặt cọc?

Theo công văn đề ngày 06/2/2021 gửi cơ quan báo chí, ông Trần Đình Hải - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hưng Hải cho biết, ngày 10/6/2019, Công ty CP BB Power Holdings (bên A) và ông Trần Đình Hải (bên B) – là đại diện uỷ quyền của một số cổ đông tại các công ty có nhu cầu chuyển nhượng cổ phần, ký kết hợp đồng đặt cọc tiền để đảm bảo cho thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần nói trên.

Sau khi hợp đồng được ký kết, phía Công ty CP BB Power Holdings đã đơn phương dừng hợp đồng tại các công ty với lý do không đủ khả năng tài chính để nhận chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông nên vi phạm hợp đồng như đã ký kết.

Theo quy định các điều khoản chấm dứt hợp đồng tại hợp đồng các bên đã ký kết nêu trên, nếu công ty CP BB Power Holdings vi phạm hợp đồng đặt cọc đơn phương chấm dứt hợp đồng và không đảm bảo như cam kết thì bên B được quyền sở hữu giá trị đặt cọc và không có nghĩa vụ hoàn trả lại cho bên A.

“Tuy nhiên, trên tinh thần hợp tác, thiện chí và quan hệ tốt đẹp nên mặc dù việc đơn phương chấm dứt, phá vỡ hợp đồng của công ty CP BB Power Holdings đã gây thiệt hại rất lớn đến kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của bên B, song bên B có thiện chí giải quyết một cách tích cực và đã trả lại phần lớn số tiền đặt cọc cho công ty CP BB Power Holdings” – ông Hải nói.

Ông Hải cũng khẳng định, xét theo các quy định chấm dứt hợp đồng đặt cọc đã ký kết giữa hai bên thì bên B không có khoản nợ gì đối với công ty CP BB Power Holdings và cũng không có trách nhiệm, nghĩa vụ phải trả cho bên A số tiền đặt cọc.

Các số liệu phía Hưng Hải cung cấp không xác thực

Trước quan điểm trên của ông Hải, ông Vũ Quang Bảo - Chủ tịch HĐQT Công ty CP BB Power Holdings cho biết, căn cứ quy định tại Điều 2 của hợp đồng đặt cọc số 10/6/2019, công ty đã đặt cọc cho ông Trần Đình Hải số tiền là 260.000.000.000 VNĐ (hai trăm sáu mươi tỷ đồng).

“Tuy nhiên sau khi tiến hành kiểm tra, khảo sát và đánh giá các đối tượng của việc chuyển nhượng cổ phần, công ty nhận thấy các số liệu tài chính, kỹ thuật và kinh doanh mà ông Trần Đình Hải cung cấp là không xác thực và không phản ánh đúng thực tế” - ông Vũ Quang Bảo nói.

Vì vậy, ngày 24/3/2020 các bên đã tổ chức cuộc họp để thoả thuận về việc chấm dứt hợp đồng đặt cọc, theo đó các bên đã ban hành biên bản làm việc ghi nhận và thống nhất nội dung sau: Ông Hải có nghĩa vụ thanh toán lãi phát sinh trên số tiền đặt cọc được hoàn trả 260.000.000.000 VNĐ với lãi suất 13%/năm, tính từ thời điểm 01/10/2019. Thời hạn hoàn trả đến ngày 30/4/2020.

Ngày 8/7/2020, ông Trần Đình Hải cũng đã gửi ý kiến phúc đáp về công văn 97/20/CV-PL và công văn 104/20/CV-PL ngày 14/7/2020 của BB Power Holdings về việc thanh toán công nợ. Theo đó, ông Hải xác nhận khoản tiền đặt cọc và việc thu xếp nguồn tiền để hoàn khoản đặt cọc là do có nhiều khó khăn khách quan nằm ngoài khả năng nên chưa thu xếp kịp.

Ông Hải cũng hứa sẽ tiếp tục nỗ lực cùng cổ đông để đẩy nhanh tiến độ huy động nguồn để hoàn cho công ty một cách sớm nhất.

Ngoài ra, ông Hải cũng đã ký vào biên bản làm việc về việc chấm dứt hợp đồng đặt cọc số 10/6/2019, đồng ý bên nhận đặt cọc (ông Hải) thanh toán cho bên đặt cọc (BB Power Holdings) tiền lãi theo nội dung thống nhất tại mục 1 của biên bản.

Do đó việc ông Hải khẳng định không có khoản nợ gì đối với Công ty CP BB Power Holdings và cũng không có trách nhiệm, nghĩa vụ phải trả cho BB Power Holdings số tiền đặt cọc là thiếu căn cứ và chối bỏ một cách vô lý.

Hành động cố tình phá băng rôn của công nhân mặc du họ không có hành động khiêu khích, tuyệt đối không có hành vi gây rối mất trật tự, không xâm phạm khuôn viên tòa nhà
Hành động cố tình phá băng rôn của công nhân mặc du họ không có hành động khiêu khích, tuyệt đối không có hành vi gây rối mất trật tự, không xâm phạm khuôn viên tòa nhà

Đại diện BB Power Holdings cho hay, từ tháng 5/2020, BB Power Holdings đã nhiều lần yêu cầu ông Trần Đình Hải thực hiện việc thanh toán và xác nhận công nợ (cụ thể là xác nhận công nợ tại các thời điểm ngày 31/5/2020, ngày 30/6/2020, ngày 31/7/2020, ngày 1/10/2020, ngày 2/10/2020, ngày 16/11/2020 và ngày 31/12/2020), cũng như phản hồi về lộ trình thanh toán hoàn trả tiền đặt cọc và lãi như đã cam kết theo từng thời điểm, tuy nhiên không nhận được sự hợp tác từ ông Trần Đình Hải.

Công văn gửi báo chí từ phía BB Power Holdings cũng cho biết, tính đến ngày 31/12/2020, tổng giá trị khoản nợ mà Hưng Hải phải trả cho BB Power Holdings là 108.773.388.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm linh tám tỷ, bảy trăm bảy mươi ba triệu, ba trăm tám mươi tám nghìn đồng). Thời hạn hiện tại đã quá ngày 15/01/2020 như cam kết tại biên bản gần nhất ngày 31/12/2020, BB Power Holdings vẫn chưa nhận được khoản thanh toán nào từ ông Trần Đình Hải, bao gồm tiền đặt cọc hoàn trả và tiền lãi theo thoả thuận.

Trước đó, vào ngày 02/10/2020, BB Power Holdings và ông Hải xác nhận tiền đặt cọc, theo đó xác nhận các khoản tiền mà ông Hải phải thanh toán cho BB Power Holdings tính đến 30/9/2020 sau khi trừ đi giá chuyển giao cổ phần một dự án thì số nợ còn lại là 105.066.000.000 VNĐ. Ngày 16/11/2020, BB Power Holdings và ông Hải ký biên bản xác nhận tiền đặt cọc, theo đó xác nhận số tiền (gồm tiền đặt cọc gốc và lãi) mà ông Hải phải thanh toán cho BB Power Holdings tính đến ngày 15/12/2020 là 108.128.600.000 VNĐ.

Với những thông tin trên, ông Vũ Quang Bảo khẳng định: “Nghĩa vụ nợ công của ông Trần Đình Hải theo hợp đồng đặt cọc là không thể phủ nhận. Khoản nợ 108 tỷ của ông Trần Đình Hải đến nay đã quá hạn, ông Trần Đình Hải đã cam kết rất nhiều lần về thời gian thanh toán toàn bộ khoản nợ gốc và lãi tương ứng cho BB Power Holdings, như được ghi nhận trong các biên bản đối chiếu công nợ đã ký giữa các bên, nhưng đến thời điểm viết công văn này (8/2), BB Power Holdings vẫn chưa nhận được bất kỳ khoản thanh toán nào từ phía ông Trần Đình Hải”.

Việc BB Power Holdings uỷ quyền là phù hợp

Ông Vũ Quang Bảo cũng cho biết, BB Power Holdings đã uỷ quyền cho ông Nguyễn Đức Đăng theo hợp đồng uỷ quyền ký ngày 30/01/2021, để thay mặt và nhân danh BB Power Holdings toàn quyền thực hiện các công việc: Trực tiếp liên hệ, làm việc với ông Trần Đình Hải để yêu cầu thanh toán, nhận lại toàn bộ khoản nợ 108.773.388.000 đồng … Việc này là hoàn toàn phù hợp với các quy định của Luật Dân sự.

Cũng theo ông Vũ Quang Bảo, việc uỷ quyền này đã được công chứng tại Văn phòng Công chứng Nguyễn Khôi theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Xô đẩy công nhân ngã xuống đất
Xô đẩy công nhân ngã xuống đất

Do đó việc ông Trần Đình Hải cho rằng trong những ngày gần đây, phía Công ty CP BB Power Holdings không gặp Hưng Hải để giải quyết theo quy định của pháp luật mà đã gây sức ép, áp lực cho ông Hải và công ty bằng cách uỷ quyền cho ông Nguyễn Đức Đăng đến làm việc, nhưng không xuất trình được các giấy tờ pháp lý liên quan về lĩnh vực chuyên môn tư vấn, tư cách pháp nhân của người được uỷ quyền… là hoàn toàn không có căn cứ.

Đồng quan điểm, Luật sư Tạ Văn Hổ - Công ty Luật Hợp danh INCIP - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cũng khẳng định, hợp đồng ủy quyền ngày 30/01/2021 của Công ty cổ phần BB Power Holdings đã ký ủy quyền với ông Nguyễn Đức Đăng là đúng pháp luật.

Hành động khó chấp nhận

Như Thương Gia đã thông tin, liên tục trong nhiều ngày, công nhân Công ty giày Đông Anh (DAFCO) đã kéo đến đòi lãnh đạo Công ty CP Tập đoàn Hưng Hải thanh toán toàn bộ khoản nợ gốc và lãi bất chấp dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Đối phó với những nguyện vọng chính đáng của công nhân, Tập đoàn Hưng Hải đã cho người đến giật hết các biểu ngữ, xô đẩy công nhân ngã xuống đất, phun vòi nước vào họ trong tiết thời lạnh giá… Những hành động đó đã ít nhiều gây bức xúc trong dư luận.

Để bào chữa cho hành động của mình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hưng Hải cho rằng những hành động nói trên của nhóm người tự xưng danh là người của DAFCO được ông Nguyễn Đức Đăng thuê đến căng băng rôn đã làm mất uy tín, danh dự và gây thiệt hại về kinh tế cho người khác.

Công nhân bị phía Hưng Hải phun nước xua đuổi
Công nhân bị phía Hưng Hải phun nước xua đuổi

Trước những lý lẽ từ lãnh đạo Hưng Hải đưa ra, bà Đỗ Thị Loan – Công nhân công ty DAFCO khẳng định: "Chúng tôi tự đến đây để đòi quyền lợi vì chúng tôi biết hiện công ty đang không có tiền trả lương là do chưa đòi được khoản nợ từ Tập đoàn Hưng Hải. Nếu không có tiền, chúng tôi sẽ không có tiền để về quê cũng như sắm sanh đón Tết. Thế nên chúng tôi xuống đây để mong lãnh đạo Hưng Hải đối thoại và trả nợ cho người lao động. Chúng tôi xuống đây cũng chỉ để căng khẩu hiệu, không có bất cứ hành động khiếm nhã nào như ông Hải nói”.

Ông Nguyễn Thái Hà – Đại diện DAFCO cũng cho rằng, các hành động của Hưng Hải đối với công nhân là việc làm không chấp nhận được. Công nhân kéo xuống căng biểu ngữ là hành động tự phát, là ý chí của công nhân với mục đích yêu cầu lãnh đạo Hưng Hải đối thoại và trả nợ cho người lao động, nhà thầu. Công ty không có chủ trương hay chỉ đạo những người tụ tập nói trên.

“Họ cũng chỉ đến căng băng rôn một cách rất văn minh, không có hành động khiêu khích, tuyệt đối không có hành vi gây rối mất trật tự, không xâm phạm khuôn viên tòa nhà nên không thể nói rằng hành vi của họ khiến Hưng Hải “mất uy tín, danh dự và gây thiệt hại về kinh tế cho người khác”” – ông Hà khẳng định.

Điều đáng nói, mặc dù công nhân kéo xuống căng biểu ngữ đã nhiều ngày và phía Hưng Hải có hành động xô xát với họ nhưng cơ quan công quyền tại địa phương đã không xuất hiện can thiệp kịp thời để bảo vệ cho những người lao động thấp cổ bé họng. Đến ngày 9/2, sau nhiều ngày xảy ra tình trạng trên mới tổ chức được cuộc họp ba bên giữa UBND phường Dịch Vọng Hậu, lực lượng ông an, an ninh, công đoàn, cán bộ tư pháp, cảnh sát khu vực, cán bộ phụ nữ …; cùng đại diện Tập đoàn Hưng Hải và đại diện Công ty Giày Đông Anh nhưng các bên vẫn không tìm được tiếng nói chung.  

Bàn luận về hành vi của ông Trần Đình Hải, luật sư Tạ Văn Hổ cho rằng ông Hải đang có những dấu hiệu của hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ Luật Hình sự khi luôn trốn tránh sự việc; mà cụ thể là ông Nguyễn Đức Đăng theo hợp đồng ủy quyền hợp pháp đã nhiều lần điện thoại hẹn làm việc nhưng ông Hải đều không bắt máy, không gặp, không cử người có trách nhiệm giải quyết…

Trong cuộc họp giữa ba bên, ông Hải cũng đã thể hiện thái độ không tôn trọng chính quyền khi không hề xuất hiện mà cử lãnh đạo dưới quyền tham dự, dẫn đến sự việc vẫn chỉ là “giẫm chân tại chỗ”.

Chúng tôi cho rằng, với những dẫn cứ trên, ông Hải nên dũng cảm đối diện với vấn đề, thể hiện sự tôn trọng đối tác cũng như tôn trọng chính quyền sở tại. Có như vậy vấn đề mới sớm được giải quyết một cách thấu tình đạt lý.

Thương Gia sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này trong những kỳ sau.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…