Vụ Giang Kim Đạt: Con tham ô, bố rửa tiền

Giang Kim Đạt cấu kết với 2 đồng phạm chiếm đoạt của Vinashinlines 260,5 tỉ đồng và được cha ruột giúp sức rửa tiền.
Vụ Giang Kim Đạt: Con tham ô, bố rửa tiền
 
Ngày 24-10, VKSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 4 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines).
Theo đó, 3 bị can Trần Văn Liêm (SN 1955), nguyên tổng giám đốc; Trần Văn Khương (SN 1950), nguyên kế toán trưởng; Giang Kim Đạt (SN 1977), nguyên quyền trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines, bị truy tố về tội “Tham ô tài sản”; bị can Giang Văn Hiển (SN 1950, bố của Giang Kim Đạt) bị truy tố về tội “Rửa tiền”.
Theo cáo trạng, từ tháng 7-2006 đến tháng 3-2007, Trần Văn Liêm ký hợp đồng mua 3 tàu Vinashin Summer, Vinashin Island, Vinashin Phoenix và giao Giang Kim Đạt đàm phán mua tàu. Giang Kim Đạt đã đàm phán với công ty môi giới là Marvin Shipping LTD mua tàu Vinashin Summer của Panama với giá 6,25 triệu USD, được hưởng 2% trên tổng giá trị hợp đồng mua tàu; tàu Vinashin Island mua từ Croatia, giá 5,95 triệu USD, hoa hồng 3,75%; tàu VinashinPhoenix mua từ Hy Lạp, giá 21,55 triệu USD, hoa hồng 2%.
Trong các mức hoa hồng được hưởng trên, Đạt thỏa thuận trích lại cho công ty môi giới 10%. Tính chung tổng số tiền hoa hồng mua 3 con tàu trên trích lại cho công ty môi giới gần 11,5 tỉ đồng và đều được chuyển khoản vào tài khoản mang tên Giang Văn Hiển.
Cũng theo cáo trạng, các bị can còn có hành vi chiếm đoạt tiền cho thuê ngoài hợp đồng đối với 9 con tàu. Cụ thể, trong thời gian từ tháng 5-2006 đến tháng 6-2008, thông qua các công ty môi giới, Liêm, Đạt và Khương thỏa thuận với các chủ tàu, gửi giá cước cho thuê ngoài hợp đồng 9 con tàu để chiếm đoạt của Vinashinlines trên 249 tỉ đồng.
Cáo trạng kết luận quá trình thực hiện dự án mua tàu và khai thác, kinh doanh cho thuê tàu biển, Liêm, Đạt và Khương đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt Vinashinlines tổng số tiền 260,5 tỉ đồng. Trong đó, Liêm chiếm đoạt 3,1 tỉ đồng, Đạt chiếm đoạt hơn 255 tỉ đồng, Khương chiếm đoạt 110.000 USD.
Đáng chú ý, vào cuối tháng 8-2010, trước khi vụ án bị Tổng cục An ninh - Bộ Công an khởi tố, Giang Kim Đạt đã bỏ trốn ra nước ngoài, bị truy nã đặc biệt và truy nã quốc tế. Đạt sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để che giấu hành vi phạm tội, không để lại bất cứ chứng cứ nào.
Nhờ thông tin liên quan đến việc “rửa tiền” qua khối lượng tài sản bất minh ước tính hàng trăm tỉ đồng đứng tên Giang Văn Hiển và người thân trong gia đình Đạt, cơ quan điều tra đã từng bước lần ra manh mối.
Theo xác minh, để che giấu nguồn tiền tham ô trong thời gian phạm pháp, Đạt nhờ cha mở nhiều tài khoản ngân hàng để rút ngoại tệ, mua 40 bất động sản gồm nhà ở, biệt thự, đất đai ở TP HCM, Hà Nội, TP Nha Trang - Khánh Hòa…, cùng 13 ô tô đứng tên ông Hiển và người thân trong gia đình.
Từ đây, Tổng cục An ninh tiếp tục phát hiện nhiều giao dịch bất minh lên đến hàng chục triệu USD của Giang Văn Hiển tại các ngân hàng trong và ngoài nước. Cũng qua đó, cơ quan điều tra xác định được Đạt đã bỏ trốn sang Singapore, Thái Lan, Trung Quốc và một số nước khác.
Vốn có sẵn tiền trong nhiều tài khoản nước ngoài, khi bỏ trốn, Đạt vung tay tiêu xài như đi du lịch. Sang Singapore không lâu, Đạt mua một căn hộ cao cấp với giá 3,6 triệu USD. Phải đến 5 năm sau, vào ngày 7-7-2015, Giang Kim Đạt mới bị bắt để chuẩn bị ra trước vành móng ngựa.

Đây là 1 trong 6 vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng - chỉ đạo đưa ra xét xử từ nay đến cuối năm 2016 và quý I/2017.

Theo Nguyễn Quyết/Người lao động

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...