WHO chấp thuận thêm một loại vaccine để sử dụng khẩn cấp

Hôm 30/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt vaccine do Moderna phát triển để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
WHO chấp thuận thêm một loại vaccine để sử dụng khẩn cấp

Với quyết định này của WHO, vaccine Moderna là loại vaccine COVID-19 thứ 5 được phê duyệt tiêm chủng ở các quốc gia trên thế giới. WHO cho biết, Nhóm Cố vấn Chiến lược gồm các Chuyên gia về Tiêm chủng (SAGE) đã đánh giá và kết luận vaccine do Moderna phát triển có hiệu quả 94,1%.

WHO đã thiết lập quy trình đưa vaccine vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) để giúp các nước nghèo hơn không có nguồn lực quản lý nhanh chóng phê duyệt các loại thuốc và vaccine chữa bệnh mới như dịch COVID-19.

Hôm 29/5, Moderna cho biết, họ dự kiến sẽ sản xuất tới 3 tỷ liều vaccine vào năm 2022 thông qua các cam kết tài trợ mới để thúc đẩy nguồn cung tại các cơ sở sản xuất ở châu Âu và Mỹ.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine Moderna vào ngày 18/12 năm ngoái. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) Cơ quan Dược phẩm châu Âu phê duyệt vào ngày 6/1.

Trước đó, WHO đã cho phép sử dụng khẩn cấp 4 loại vaccine COVID-19 khác. Vaccine COVID-19 đầu tiên được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp là của Pfizer-BioNTech - cuối năm 2020.

WHO cũng đã bổ sung thêm vaccine COVID-19 của Astrazeneca đối với 2 phiên bản do Viện Huyết thanh Ấn Độ và Hàn Quốc sản xuất và vaccine của Johnson & Johnson vào danh sách này.

WHO đang trong quá trình xem xét đối với vaccine COVID-19 của Sinopharm và Sinovac do Trung Quốc phát triển. Các quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào cuối tuần tới.

Xem thêm

Biến thể của SARS-CoV-2 kháng vaccine?

Biến thể của SARS-CoV-2 kháng vaccine?

Theo tạp chí Nature, 3 nghiên cứu công bố liên tiếp trong tuần qua ghi nhận biến thể của SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 còn có khả năng lẩn tránh phản ứng miễn dịch tạo ra do vaccine và lần nhiễm bệnh COVID-19 trước (gây ra do chủng virus cũ).

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...