TPBank cung cấp nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Bám sát nhu cầu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, TPBank đang chú trọng phát triển những sản phẩm, dịch vụ tài trợ thương mại hiện đại nhằm đồng hành, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nội trên
TPBank cung cấp nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Những triển vọng tích cực của thị trường xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế mở nhất là đối với các nước đang phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của nền kinh tế nên nhà nước đã có những chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước tính đến giữa tháng 12/2017 đã chạm mốc 400 tỷ USD và dự đoán đến hết năm 2017, xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước sẽ đạt 410 tỷ USD. Nhờ đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã tăng từ vị trí thứ 50 năm 2007 lên 26 năm 2016, theo xếp hạng của WTO. Trong khi đó, nhập khẩu cũng tăng lên từ 41 năm 2007 lên vị trí thứ 25 trong năm 2016 và sẽ tiếp tục thăng hạng trong năm nay.

Kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, các đối tác thương mại của Việt Nam không ngừng được mở rộng khắp toàn cầu. Hiện tại, Việt Nam có trên 200 đối tác thương mại, trong đó có 29 thị trường xuất khẩu và 23 thị trường nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD trong 11 tháng năm 2017.

Thị trường xuất nhập khẩu có nhiều chuyển biến tích cực

Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Tuy nhiên, hiện nay vẫn có rất nhiều doanh nghiệp gặp phải khó khăn khi tiếp cận và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, chủ yếu là do thiếu tài sản thế chấp, khả năng tài chính chưa mạnh, khó chứng minh khả năng tài chính để vay vốn… Trên thực tế, đã có rất nhiều doanh nghiệp phải quay lưng với những đơn hàng đem lại lợi nhuận lớn cho công ty chỉ vì không đủ nguồn vốn lưu động.

Chung tay cùng nhà nước và nắm bắt được nhu cầu của các doanh nghiệp, một số ngân hàng ở Việt Nam đã có sự quan tâm đặc biệt đến phát triển dịch vụ Tài trợ thương mại, với mục đích vừa giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất nhập khẩu, vừa tìm được đầu ra bền vững cho đồng vốn. Là ngân hàng mạnh dạn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ vào các dịch vụ tài chính ngân hàng cũng như chú trọng mảng dịch vụ Tài trợ thương mại, thời gian gần đây, TPBank đã liên tục tung ra các sản phẩm, dịch vụ có tiện ích vượt trội hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu chỉ cần thao tác đơn giản qua Ngân hàng điện tử eBank Biz như: Phát hành L/C nhập khẩu, Chuyển tiền quốc tế, Thanh toán thuế điện tử, Thanh toán cước container của Tân Cảng...

TPBank mạnh dạn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ vào dịch vụ tài chính ngân hàng

Phát hành L/C nhập khẩu là một trong những dịch vụ quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào cũng cần và thời gian xử lý nhanh là một lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp. Tại TPBank, doanh nghiệp được hưởng mức phí ưu đãi với thủ tục hồ sơ đơn giản, thời gian xử lý nhanh chóng, đồng thời có thể thế chấp chính lô hàng hình thành từ phương án mở L/C làm tài sản đảm bảo với giá trị lên tới 95%. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được hỗ trợ phát hành tất cả các loại L/C với tỷ lệ ký quỹ cạnh tranh từ 0% - 15%. Bên cạnh đó, giải pháp L/C UPAS, thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán ngay của TPBank cũng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía doanh nghiệp nhập khẩu, giúp doanh nghiệp thông qua ngân hàng, thanh toán trước cho người thụ hưởng bằng đồng ngoại tệ với lãi suất thấp mà vẫn được hưởng thời gian trả chậm tối đa lên tới 360 ngày. Đồng thời, sử dụng L/C UPAS cũng giảm bớt sức ép về ngoại tệ và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Mới đây, TPBank cũng đã triển khai dịch vụ nộp thuế Hải quan điện tử 24/7 , giúp doanh nghiệp nộp tiền thuế với Tổng cục Hải quan qua TPBank. Theo đó, người nộp thuế có thể lập bảng kê nộp thuế trực tiếp trên Cổng thanh toán điện tử Hải quan mọi lúc, mọi nơi và được ngân hàng xác nhận kết quả giao dịch nộp thuế thành công ngay sau khi nhận được yêu cầu chuyển tiền nộp thuế.

Có thể bạn quan tâm