10 tháng EVN chi đầu tư 89,7 nghìn tỷ đồng

Trong 10 tháng năm 2016, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sản xuất và mua điện ước đạt 147,72 tỷ kWh điện, tổng giá trị giải ngân đầu tư lên tới 89,7 nghìn tỷ đồng.
10 tháng EVN chi đầu tư 89,7 nghìn tỷ đồng

EVN vừa có báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh 10 tháng năm 2016 với việc đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế- xã hội. Hệ thống điện vận hành liên tục, tối ưu, có dự phòng.

Tháng 10/2016, sản lượng điện toàn hệ thống đạt 15,78 tỷ kWh, bình quân ngày đạt 509 triệu kWh. Sản lượng và công suất cao nhất đạt 535,9 triệu kWh (ngày 4/10) và 26.495 MW (ngày 21/10). Lũy kế 10 tháng sản lượng toàn hệ thống đạt 152,5 tỷ kWh, tăng 11,89% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng điện sản xuất và mua của EVN trong tháng 10 ước đạt 15,43 tỷ kWh. Sản lượng lũy kế 10 tháng ước đạt 147,72 tỷ kWh, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, thủy điện chiếm 35,45%, nhiệt điện than chiếm 37,05%, tua-bin khí chiếm 26,04%, nhiệt điện dầu chiếm 0,76%, nhập khẩu chiếm 0,79%.

Do Việt Nam đã vào mùa mưa bão, sản lượng điện dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu cả nước, EVN đã không phải mua điện từ Trung Quốc từ tháng 7/2016.

Tháng 10/2016, sản lượng điện thương phẩm ước đạt 13,7 tỷ kWh. Lũy kế 10 tháng năm 2016, sản lượng điện thương phẩm ước đạt 132,55 tỷ kWh, tăng 11,34% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, điện thương phẩm nội địa tăng 11,42%.

Về hoạt động đầu tư, trong tháng 10/2016, các đơn vị đã khởi công 17 công trình, hoàn thành đóng điện 17 công trình, trong đó, các công trình trọng điểm như: đấu nối mạch 2 đường dây 500kV Quảng Ninh - Hiệp Hòa, trạm biến áp 220kV Ngũ Hành Sơn và đấu nối, trạm biến áp 110kV Vân Trung, nâng công suất trạm biến áp 110kV Song Khê... EVN cũng khởi công thêm Dự án Cấp điện nông thôn tại tỉnh Khánh Hòa (thuộc Chương trình Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020 được cấp vốn ngân sách năm 2016).

Tổng giá trị đầu tư xây dựng toàn tập đoàn trong 10 tháng ước đạt 106.682 tỷ đồng (bằng 80,5% kế hoạch), trong đó đã giải ngân đạt 89.707 tỷ đồng (bằng 67,68% kế hoạch). 

Dự báo trong tháng 11, phụ tải của hệ thống điện có thể đạt bình quân 516 triệu kWh/ngày, công suất lớn nhất khoảng 28.720 MW. Công suất khả dụng của hệ thống điện quốc gia khoảng từ 30.000- 32.000 MW (chưa tính nhiệt điện dầu). 

Trước đó, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm cho thấy, công ty mẹ EVN ghi nhận khoản lỗ lên tới 930 tỷ đồng. Thua lỗ chủ yếu do tỷ giá vì đồng yên tăng giá, mà các khoản nợ vay của EVN chủ yếu bằng đồng yên. Tính đến 30/6/2016, dư nợ vay của EVN tăng lên tới 375.000 tỷ đồng.

Ngọc Quang

Có thể bạn quan tâm

Đại sứ Nga: "Việt Nam là một thị trường rất thú vị"

Đại sứ Nga: "Việt Nam là một thị trường rất thú vị"

Việt Nam là đối tác thương mại truyền thống của Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay. Các loại hàng hóa tiêu dùng từ xứ sở bạch dương không chỉ chứa đựng tình cảm, sự gần gũi mà còn rất thiết thực đối với người dân Việt Nam...

Vàng thế giới và trong nước “rủ nhau” tăng giá

Vàng thế giới và trong nước “rủ nhau” tăng giá

Giá vàng thế giới vẫn giữ vững được đà tăng trên mốc hỗ trợ quan trọng 2.600 USD/ounce trong phiên giao dịch sau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh. Trong nước, vàng miếng SJC tiếp tục tăng thêm 200.000 đồng/lượng…

Giá xăng đồng loạt bật tăng mạnh

Giá xăng đồng loạt bật tăng mạnh

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng trở lại trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính, gây không ít bất ngờ cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp...