1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử

Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử cải cách bộ máy nhà nước Việt Nam như một dấu mốc mang tính đột phá và kiến tạo, cũng như lịch sử xây dựng và phát triển đất nước nói chung...

mi-0168-2925-8515-1252-4436.jpg
Một góc TP.HCM hiện nay

Lần đầu tiên kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp (cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và cấp xã/phường/thị trấn) được triển khai trên phạm vi toàn quốc.

Đây không đơn thuần là một cuộc sắp xếp lại địa giới hành chính hay một bước tinh giản bộ máy theo nghĩa hẹp, đồng thời khẳng định bản lĩnh chính trị, tầm nhìn chiến lược và tư duy cải cách hiện đại của Đảng.

Đây còn là một bước ngoặt mang tính tư duy chiến lược về thể chế: chuyển từ mô hình phân tầng hành chính nhiều cấp sang mô hình gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu lực và gần dân hơn. Đó cũng là minh chứng sinh động cho quyết tâm kiến tạo một nền quản trị hiện đại, nơi Nhà nước không còn quản lý theo lối mệnh lệnh hành chính, mà trao quyền, phân quyền và chịu trách nhiệm giải trình nhiều hơn.

Việc sửa đổi Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương để hiện thực hóa mô hình mới này không chỉ là một hành động chính trị mạnh mẽ, mà còn thể hiện tầm nhìn cải cách nhất quán của Đảng và Nhà nước, của Tổng Bí thư Tô Lâm với định hướng rõ ràng: đặt người dân vào trung tâm, đặt hiệu quả lên hàng đầu và đặt lợi ích phát triển quốc gia – dân tộc lên trên mọi lợi ích cục bộ.

Một thời kỳ mới đang mở ra: thời kỳ của quản trị nhà nước theo nguyên tắc hiện đại, của một bộ máy tinh gọn để vươn mình phát triển và của một nền hành chính hành động, dám chịu trách nhiệm và phụng sự nhân dân một cách thiết thực.

ĐỔI MỚI TƯ DUY QUYỀN LỰC, NÂNG CAO TÍNH CHÍNH DANH VÀ HIỆU LỰC CỦA NHÀ NƯỚC

Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam sửa đổi Hiến pháp nhằm phân quyền triệt để – một cuộc "cách mạng trong cách vận hành quyền lực nhà nước".

Khẳng định bản lĩnh và tầm nhìn cải cách của Đảng

Sửa Hiến pháp, tái cấu trúc lại toàn bộ hệ thống chính quyền địa phương – từ bỏ mô hình ba cấp quen thuộc suốt hàng chục năm – là một quyết định mang tính bản lĩnh. Bản lĩnh ấy đến từ sự dũng cảm nhìn thẳng vào những điểm nghẽn thể chế đã tồn tại quá lâu, từ sự nhất quán trong chủ trương đổi mới bộ máy "tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả" và từ một niềm tin sâu sắc rằng: muốn đất nước phát triển nhanh và bền vững thì phải cải cách thể chế một cách toàn diện.

Từ tập trung sang phân quyền, từ quản lý sang phục vụ

Chính quyền địa phương hai cấp, cùng với việc giảm mạnh số lượng đơn vị hành chính, là biểu hiện cụ thể của tư duy quyền lực hiện đại: quyền lực không còn là công cụ từ trên xuống, mà là năng lực phục vụ từ dưới lên, tạo điều kiện cho người dân phát triển, cho địa phương phát triển. Việc trao thêm quyền cho cấp xã/phường – nơi gần dân nhất – đồng nghĩa với việc đặt lòng tin vào người dân, vào chính cộng đồng để tự quản lý và kiến tạo cuộc sống của chính họ.

Người dân đồng thuận cao trong thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước

Người dân đồng thuận cao trong thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước

Điều này cũng càng khẳng định điểm rất căn bản trong quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân: chính danh quyền lực đến từ hiệu quả phục vụ. Một chính quyền càng gần dân, càng chịu trách nhiệm trước dân thì càng có tính chính danh cao – và đó là nền tảng vững chắc nhất để duy trì sự ổn định chính trị trong dài hạn.

Đưa quyền lực về gần dân

Việc xóa bỏ cấp chính quyền trung gian (cấp huyện), trao quyền trực tiếp cho HĐND xã và UBND xã không chỉ nhằm tinh giản tổ chức, mà còn để trao quyền giám sát, lập pháp và điều hành về gần dân hơn bao giờ hết. Trong khi trước đây, nhiều quyết định về dân sinh phải qua nhiều tầng lớp trung gian, nay sẽ được xử lý ngay tại địa bàn dân cư – với sự tham gia trực tiếp của đại diện dân cử cấp xã.

Điều này mở ra cơ hội lớn cho việc xây dựng một nền dân chủ thực chất hơn nữa tại cơ sở – nơi quyền lực nhà nước gắn với cuộc sống thường nhật của người dân. Dân chủ không còn là khẩu hiệu xa vời, mà trở thành hiện thực sống động – với những cuộc họp dân, hội đồng nhân dân gần gũi, chính quyền thân thiện và những người đứng đầu sẵn sàng lắng nghe và chịu trách nhiệm.

TÁI CẤU TRÚC BỘ MÁY ĐỂ HÀNH ĐỘNG HIỆU QUẢ HƠN, PHỤC VỤ TỐT HƠN

Không có quốc gia phát triển nào mà bộ máy hành chính lại cồng kềnh, rườm rà, chồng chéo. Một nền quản trị hiện đại đòi hỏi một hệ thống tổ chức tinh gọn, rõ trách nhiệm, minh bạch trong vận hành và linh hoạt trong hành động. Cột mốc ngày 1/7/2025 đánh dấu tiến trình cải cách hành chính mang tính đột phá nhất trong nhiều thập kỷ – tái thiết toàn diện hệ thống chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp, đồng thời tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã trên toàn quốc.

Tối ưu hóa quy mô và chức năng đơn vị hành chính

Việc giảm số lượng tỉnh/thành và cấp xã không phải là sự giản lược mang tính cơ học, mà là một bước đi chiến lược để hình thành những đơn vị hành chính có quy mô đủ lớn, nguồn lực đủ mạnh và bộ máy đủ năng lực để phát huy tự chủ, tự quản và phát triển bền vững, đảm nhiệm nhiệm vụ phát triển trong bối cảnh mới.

Những tỉnh nhỏ, bị manh mún, chia cắt – vốn làm phân tán nguồn lực, gia tăng chi phí vận hành và hạn chế khả năng hoạch định chính sách – sẽ được thay thế bằng những tỉnh mạnh, có tính liên kết vùng cao và khả năng điều phối phát triển hiệu quả.

Tương tự, các xã/phường sau sáp nhập sẽ không còn là những "đơn vị hành chính hình thức" với quy mô quá nhỏ, không đủ cán bộ, ngân sách và năng lực tổ chức thực hiện. Thay vào đó, sẽ hình thành các cấp cơ sở vững về tổ chức, đủ thẩm quyền, rõ trách nhiệm, gần dân và sát thực tiễn.

Bản đồ hành chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bản đồ hành chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tăng tốc độ phản ứng chính sách

Chuyển từ ba cấp chính quyền (tỉnh – huyện – xã) sang hai cấp (tỉnh – xã) là một bước đột phá về cấu trúc quyền lực hành chính. Cấp huyện – vốn mang tính trung gian, dễ tạo ra độ trễ trong thực thi chính sách – được loại bỏ, giúp rút ngắn quá trình ra quyết định và thực thi, giảm nguy cơ "trên bảo dưới không nghe" hay "trên nhanh, dưới chậm, giữa lừng khừng".

Bộ máy sau cải cách sẽ gọn hơn, thông suốt hơn và hành động nhanh hơn – đúng với tinh thần "Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân".

Tiết kiệm ngân sách, giải phóng nguồn lực cho đầu tư phát triển

Giảm đầu mối, giảm cấp trung gian, tinh giản biên chế, giảm số lượng cán bộ lãnh đạo, sáp nhập cơ quan chuyên môn, sử dụng chung trụ sở – tất cả đều hướng đến giảm mạnh chi phí thường xuyên, đặc biệt là chi phí cho bộ máy hành chính.

Theo ước tính sơ bộ, việc sáp nhập các đơn vị hành chính sẽ giúp tiết kiệm hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm, chưa kể chi phí cơ hội từ việc tăng hiệu suất làm việc, giảm thời gian xử lý hồ sơ, và cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh.

Khoản ngân sách tiết kiệm đó có thể được tái đầu tư cho hạ tầng, giáo dục, y tế và các dịch vụ công thiết yếu – những lĩnh vực đang rất cần được ưu tiên trong giai đoạn phục hồi và bứt phá sau đại dịch, suy giảm kinh tế toàn cầu và chuyển đổi xanh.

GẦN DÂN HƠN, ĐỒNG HÀNH CÙNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG ĐỒNG

Cải cách thể chế, xét đến cùng, không phải để thay đổi cấu trúc vì chính nó, mà để phục vụ người dân tốt hơn, hiệu quả hơn, và gần gũi hơn. Những đổi mới bắt đầu từ ngày 1/7/2025 không chỉ là sắp xếp lại bộ máy nhà nước, mà còn là tái định hình mối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân – theo hướng đồng hành, phục vụ và chia sẻ trách nhiệm.

Tăng tính phục vụ, rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền và người dân

Khi cấp huyện không còn là cấp chính quyền, các quyết định liên quan đến đời sống người dân – từ đầu tư công, hỗ trợ sinh kế, giải quyết tranh chấp, đến cung cấp dịch vụ công– sẽ được giải quyết trực tiếp ở cấp xã/phường, nơi gần dân nhất. Điều này không chỉ giảm thời gian, thủ tục, chi phí hành chính, mà còn giúp người dân cảm nhận rõ vai trò thực chất của chính quyền địa phương.

Cán bộ cấp xã/phường sau cải cách không còn là "công chức cấp thấp" mà là những người có trách nhiệm quản trị địa bàn, thực hiện quyền lực nhà nước một cách trực tiếp – từ hành chính, dân sự đến kinh tế và xã hội. Người dân sẽ không phải "đi xa để gặp chính quyền", mà chính quyền đến gần để lắng nghe, chia sẻ và cùng hành động.

Làm thay đổi hình ảnh và nhận thức xã hội về bộ máy công quyền
Làm thay đổi hình ảnh và nhận thức xã hội về bộ máy công quyền

Cải cách lần này là cơ hội lớn để thay đổi hình ảnh và nhận thức xã hội về bộ máy công quyền, thông qua việc thiết lập một bộ máy gần dân hơn, minh bạch hơn, hiệu quả hơn.

Khi người dân thấy rõ quyền lực được trao về cộng đồng, khi họ có thể tiếp xúc trực tiếp với người đại diện, khi các quyết định được thảo luận công khai và giám sát dễ dàng – thì niềm tin xã hội sẽ được củng cố. Chính từ đó, mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân sẽ chuyển từ "xin – cho" sang "đối tác phát triển", cùng kiến tạo tương lai chung.

KHỞI ĐẦU MỚI CHO NỀN QUẢN TRỊ KIẾN TẠO VÀ GẦN DÂN

Ngày 1/7/2025 sẽ không chỉ được ghi nhớ như thời điểm khởi đầu của một bộ máy chính quyền mới, mà sâu xa hơn, là sự mở đầu của một mô hình quản trị mới, phù hợp với một Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên phát triển xanh, số hóa và hội nhập sâu rộng toàn cầu. Đó là một bước chuyển quan trọng từ cơ học sang chức năng, từ hình thức sang thực chất.

Cuộc cải cách lần này đòi hỏi nỗ lực rất lớn về thể chế, về con người và về văn hóa công vụ. Nó không chỉ đòi hỏi cán bộ phải nâng tầm năng lực, mà còn đòi hỏi toàn xã hội phải thay đổi tư duy tiếp cận chính quyền và khi thành công, Việt Nam chắc chắn sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới.

Thế kỷ XXI là thế kỷ của tốc độ, của sáng tạo và của hiệu quả. Trong dòng chảy ấy, một bộ máy hành chính gọn nhẹ, năng động và gần dân chính là điều kiện tiên quyết để đất nước không bị bỏ lại phía sau. Và từ 1/7/2025 – chúng ta đã dũng cảm bước qua lằn ranh của tư duy cũ để kiến tạo một tương lai hành động, hiệu quả và phát triển vì nhân dân.

Xem thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ trì chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 28/6, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn kêu gọi các doanh nghiệp chủ động nắm bắt lấy những chương trình hỗ trợ chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế. Để khởi động quá trình này, ông chỉ định ngay một số doanh nghiệp thí điểm…

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA: Tạp chí Thương gia phải luôn giữ tâm sáng, bút sắc, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp

Chủ tịch VACOD-HBA: Tạp chí Thương gia phải luôn giữ tâm sáng, bút sắc, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân vào đúng ngày 21/6, kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh Tạp chí Thương gia không chỉ là cơ quan ngôn luận của hai hiệp hội mà còn phải trở thành tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp…

Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo chí phải trở thành lực lượng kiến tạo niềm tin, cổ vũ khát vọng phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo chí phải trở thành lực lượng kiến tạo niềm tin, cổ vũ khát vọng phát triển

Tổng Bí thư nhấn mạnh, báo chí cách mạng Việt Nam đã và đang thực hiện tốt sứ mệnh cao cả - kiến tạo niềm tin, xây dựng đồng thuận, lan tỏa khát vọng phát triển, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, hạnh phúc trong kỷ nguyên mới...