32.000 tỷ đồng là tổng nợ của 12 dự án yếu kém ngành Công Thương

Bộ Công Thương vừa gửi báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết số 33/2016/QH14 của Quốc hội, theo đó 12 dự án yếu kém của ngành đang nợ 32.000 tỷ đồng.
32.000 tỷ đồng là tổng nợ của 12 dự án yếu kém ngành Công Thương

Tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, Bộ Công Thương tiếp tục gửi báo cáo Quốc hội cụ thể về tình hình và kết quả xử lý đối với 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả trong ngành.

Theo báo cáo, hiện nay Bộ Công Thương có tất cả 17 ngân hàng thương mại và 1 công ty tài chính cấp tín dụng để thực hiện 12 dự án với tổng số dư cấp tín dụng đến thời điểm 30/6/2018 là 20.943 tỷ đồng.

Có 17.211 tỷ đồng cấp tín dụng trung hạn (chiếm 82%), còn lại 3.732 tỷ đồng là cấp tín dụng ngắn hạn (chiếm 18%).

So với thời điểm 31/1/2018, số tiền này đã tăng 96 tỷ đồng. Nguyên nhân do một số ngân hàng giải ngân, thu hồi nợ đối với các khoản cho vay dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai và dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 – Hải Phòng.

Tại Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) có 7/12 dự án vay nợ. Dư nợ gốc còn 10.119 tỷ đồng và 1,69 triệu USD (39,4 tỷ đồng) (tổng cộng khoảng 10.156 tỷ đồng). Trong đó khoanh nợ cho dự án đóng tàu Dung Quất là 524 tỷ đồng, nợ lãi quá hạn là 707 tỷ đồng và 150.000 USD (3,5 tỷ đồng).

Tổng số lãi chưa trả là 1.881 tỷ đồng và gần 64.000 USD (1,5 tỷ đồng) (tổng cộng khoảng 1.182 tỷ đồng).

Số tiền đang nợ VDB 11.338 tỷ đồng nhưng trong 6 tháng đầu năm, 7 dự án mới trả được nợ gốc là 89,2 triệu đồng, trả nợ lãi là khoảng 22 triệu đồng và 1.200 USD (28 triệu đồng).

Như vậy, tính tổng nợ gốc và lãi mà 12 dự án ngành Công Thương đang nợ các ngân hàng, tổ chức tín dụng, VDB là 32.281 tỷ đồng.

Về tình hình hoạt động của 12 dự án, Bộ Công Thương cho hay, trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đến nay đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh bước đầu có lãi. Các nhà máy có lãi là Nhà máy phân bón DAP số 1 - Hải Phòng, nhà máy thép Việt - Trung.

4 dự án còn lại là nhà máy đạm Hà Bắc (vẫn lỗ 203 tỷ đồng), nhà máy phân bón DAP số 2 - Lào Cai (lỗ 111 tỷ đồng), nhà máy đạm Ninh Bình (lỗ 702 tỷ đồng); Công ty đóng tàu Dung Quất (DQS - lỗ 62 tỷ đồng).

Đối với dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ vẫn tiếp tục quá trình xử lý tranh chấp với nhà thầu là Công ty Xây dựng Hyundai (HEC) tại Trọng tài kinh tế tại Singapore, tuy nhiên hai bên đã có động thái chủ động nối lại đàm phán để tiến tới hòa giải trong thời gian tới.

Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam đang thực hiện phương án bán đấu giá toàn bộ tài sản và hàng hóa tồn kho. Dự án nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ tiếp tục gặp khó khăn do PVOil không phải là cổ đông chính, cổ đông chính (chiếm 39,76%), các cổ đông ngoài ngành (chiếm 60,24%) không góp thêm vốn để tiếp tục triển khai dự án.

Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên chưa giải quyết được tranh chấp Hợp đồng EPC với Tổng thầu là Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) và các nhà thầu phụ.

Theo thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng việc xử lý tồn đọng tại các dự án đang vướng một số nhóm vấn đề. Một là xử lý dứt điểm vướng mắc để quyết toán hợp đồng EPC và quyết toán toàn bộ dự án, đây là khó khăn lớn nhất. Hai là việc cơ cấu lại các khoản vay nợ, trích giãn khấu hao, điều chỉnh lãi suất vay. Cuối cùng là phương án thoái vốn.

>>Bộ Công Thương cắt giảm 202 điều kiện kinh doanh điện lực, hóa chất, thực phẩm

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...