4 ngân hàng "bắt tay" tháo gỡ nút thắt vốn cho dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Mới đây 4 ngân hàng gồm BIDV, VietinBank, Agribank và VPBank đã ký kết hợp đồng tín dụng và các văn kiện tín dụng cho dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận theo hình thức hợp đồng BOT với Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận.
4 ngân hàng "bắt tay" tháo gỡ nút thắt vốn cho dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Theo đó, các ngân hàng cam kết cho dự án vay với tổng số tiền 6.686 tỷ đồng, bao gồm: VietinBank 3.300 tỷ đồng, BIDV 1.500 tỷ đồng, AgriBank 1.000 tỷ đồng và VPBank 886 tỷ đồng. Các thủ tục để giải ngân đang được các bên tiến hành khẩn trương, đúng quy định.

Đến nay, dự án cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận cũng đã nhận được 1.390 tỷ đồng trong tổng số nguồn vốn ngân sách hỗ trợ là 2.186 tỷ đồng; Nhà đầu tư đã huy động vốn và bỏ ra gần 3.800 tỷ đồng. Riêng công tác giải phóng mặt bằng của dự án do phía tỉnh Tiền Giang thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành, khối lượng xây lắp đạt gần 30%.

Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khởi công tháng 11/2009, với tổng vốn hơn 14.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2013. Chủ đầu tư là Công ty cổ phần phát triển đường cao tốc BIDV. Tuy nhiên, năm 2012, chủ đầu tư từ chối triển khai tiếp do hạn chế vốn. Công trình bị ngưng trệ đến năm 2015 mới khởi công lại theo hình thức BOT và dự kiến hoàn thành sau ba năm.

Song dự án vẫn tiếp tục đình trệ do các nhà đầu tư thiếu năng lực, một nhà đầu tư là Công ty Yên Khánh bị điều tra do sai phạm trong nhiều dự án. Năm 2018, dự án được thay đổi nhà đầu tư là Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận và thay đổi cơ quan quản lý dự án từ Bộ Giao thông Vận tải về UBND tỉnh Tiền Giang. Lần này, vốn đầu tư được điều chỉnh là hơn 12.000 tỷ đồng, dự kiến thông xe cuối năm 2020, hoàn thành toàn tuyến vào 2021.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khởi công năm 2009, dài hơn 51 km, đi qua 5 huyện của tỉnh Tiền Giang. Đây là dự án trọng điểm giảm tải cho quốc lộ 1A. Cao tốc là một trong những tuyến đường huyết mạch, kết nối vùng Tây Nam Bộ với TP. HCM và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

Xem thêm

“Ông lớn” ngân hàng “méo mặt” vì BOT

“Ông lớn” ngân hàng “méo mặt” vì BOT

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông – Vận tải đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn đối với Dự án BOT cầu Việt Trì mới.

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Động lực tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng được dự báo nhờ vào các yếu tố như tín dụng mạnh mẽ, đặc biệt là sự hồi phục của thị trường bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay nhà ở, cùng với sự phục hồi của nhóm khách hàng cá nhân…

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Theo dự báo của ông Trần Ngọc Báu, Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ hạ lãi suất, hạ nhanh hay chậm thế nào phụ thuộc sẽ vào câu chuyện dịch chuyển vốn ngoại, và lãi suất ở đây là cả trên thị trường 1 (thị trường dân cư) và thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng)...