5 Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2023

Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã thông qua 5 Luật và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2023.
hiệu lực

1. Luật Phòng chống bạo lực gia đình

Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2022 để thay thế Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007.

Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Luật Thanh tra

Luật Thanh tra 2022 đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2022 để thay thế Luật Thanh tra 2010.

Các cuộc thanh tra có quyết định thanh tra được ban hành trước ngày 1/7/2023 thì tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra 2010.

3. Luật Dầu khí

Luật Dầu khí 2022 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2022 để thay thế Luật Dầu khí 1993.

Nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày 1/7/2023 thì tiếp tục thực hiện theo hợp đồng dầu khí đã ký kết và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp.

Đề án, báo cáo, kế hoạch, chương trình dầu khí đã phê duyệt trước ngày 1/7/2023 có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo các nội dung đã được phê duyệt và không phải bổ sung các nội dung quy định tại Luật Dầu khí 2022.

Báo cáo, kế hoạch, chương trình, hợp đồng dầu khí đã trình cơ quan có thẩm quyền trước ngày 1/7/2023 thì không phải trình lại và được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật trước ngày 1/7/2023.

Hoạt động vận hành khai thác tận thu theo cơ chế điều hành đã được phê duyệt trước ngày 1/7/2023 thì tiếp tục thực hiện theo quyết định đã được ban hành và quy định của pháp luật trước ngày 1/7/2023.

4. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 10/11/2022.

5. Luật Tần số vô tuyến điện

Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 9/11/2022. Một số nội dung chính của Luật quy định:

Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đã cấp trước ngày 1/7/2023 thì được tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn được ghi trong giấy phép. Chứng chỉ vô tuyến điện viên đã cấp trước ngày 1/7/2024 thì được tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn được ghi trong chứng chỉ.

Tổ chức đã được cấp giấy phép sử dụng băng tần để thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất mà hết hạn sử dụng trước ngày 6/9/2023 thì được xem xét gia hạn theo quy định tại Điều 16 của Luật Tần số vô tuyến điện 2009 và các điểm a, b, c khoản 1 Điều 22 của Luật Tần số vô tuyến điện 2009 được sửa đổi, bổ sung theo khoản 9 Điều 1 của Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 tối đa đến hết ngày 15/9/2024 và không phải nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện cho thời gian được gia hạn.

Tổ chức đã được cấp giấy phép sử dụng băng tần để thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất mà hết hạn sử dụng trước ngày 16/9/2024 thì không phải nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện cho đến hết thời hạn được ghi trong giấy phép và không được gia hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022.

Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo quy hoạch băng tần đối với các băng tần đã cấp cho tổ chức quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022 trước ngày 1/8/2023.

Đối với khối băng tần được xem xét cấp lại mà sử dụng chung tần số vô tuyến điện theo giấy phép sử dụng băng tần đã cấp trước ngày 1/7/2023 thì được xem xét cấp lại theo hiện trạng sử dụng.

Việc đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên tiếp tục được thực hiện theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện 2009 đến hết ngày 30/6/2024.

Xem thêm

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2023

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2023

Từ tháng 4/2023, nhiều chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực, nổi bật trong đó là các quy định liên quan đến bảo lãnh ngân hàng, điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng, kiểm định chất lượng đầu vào công chức, bổ sung bệnh được hưởng bảo hiểm xã hội...

Có thể bạn quan tâm

Chờ hướng dẫn cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ

Chờ hướng dẫn cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi mở ra cơ hội được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) cho các trường hợp không có giấy tờ. Để thực hiện có hiệu quả, các địa phương kiến nghị cần sớm có hướng dẫn cụ thể.

Khai thông quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

Khai thông quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

Nhờ khai thông vấn đề quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, tăng cường các biện pháp khuyến khích, nên số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng qua các thời kỳ.

Huy động hợp lý các nguồn điện, ưu tiên đảm bảo cung ứng điện ổn định, an toàn dịp Tết

Huy động hợp lý các nguồn điện, ưu tiên đảm bảo cung ứng điện ổn định, an toàn dịp Tết

Sáng 6/2/2024 (tức 26 Tết Nguyên đán), Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn công tác Bộ Công Thương đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVNNLDC) về tình hình quản lý, vận hành hệ thống điện và cung ứng điện dịp Tết Giáp Thìn.

Hướng biển, mở không gian năng lượng mới

Hướng biển, mở không gian năng lượng mới

Việc phát triển điện gió ngoài khơi không chỉ đóng góp thêm nguồn năng lượng cho đất nước và hiện thực hóa cam kết trung hòa carbon của quốc gia, mà sẽ mở ra một không gian phát triển mới cho ngành công nghiệp năng lượng...

Những thách thức lớn nhất của phát triển điện khí LNG tại Việt Nam

Những thách thức lớn nhất của phát triển điện khí LNG tại Việt Nam

Theo Chủ tịch Hội Dầu Khí Việt Nam, phát triển điện khí LNG hiện nay có 3 khó khăn và thách thức lớn nhất. Đó là thiếu cơ chế, chính sách cho chuỗi hoạt động điện khí; thiếu hành lang pháp lý cho hoạt động độc lập và tự chủ của PVN/EVN; cách tiếp cận và xử lý của cơ quan quản lý…