5 ngân hàng "bơm" 5.400 tỷ đồng cho Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4

Các ngân hàng sẽ tài trợ vốn cho dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 của Tập đoàn EVN gồm: VietinBank, Vietcombank, BIDV, ABBank, Agribank.
5 ngân hàng "bơm" 5.400 tỷ đồng cho Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4

Ngày 21/9, Tập đoàn Điện lực (EVN) và 5 ngân hàng đã ký hợp đồng tài trợ 5.400 tỷ đồng để đầu tư xây dựng dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng. Đây là một trong 5 nhà máy nhiệt điện của Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng gồm 1 tổ máy với công suất 600 MW, sản lượng điện sản xuất hàng năm khoảng 3,9 tỷ kWh.

Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ dung vào Tổng sơ đồ Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia VII và danh mục các công trình đầu tư cấp bách giai đoạn 2013-2020. 

Dự kiến, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng sẽ được vận hành chính thức vào cuối năm 2019, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Nam Trung Bộ, đồng thời góp phần nâng cao mức độ tin cậy, ổn định và vận hành kinh tế hệ thống điện Quốc gia.

Ông Đặng Hoàng An, Tổng giám đốc EVN cho biết, để đáp ứng nhu cầu điện năng của đất nước, ngoài sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp khác, trong giai đoạn 2016-2020 EVN phải tiếp tục đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng các công trình nguồn và lưới điện với tổng giá trị đầu tư bình quân hàng năm ước tính hơn 130.000 tỷ đồng.

Với nhu cầu đầu tư lớn, EVN cân đối huy động từ nguồn vốn kế hoạch cơ bản, vốn đầu tư phát triển, vốn thu được từ cổ phần hóa các doanh nghiệp. Tập đoàn phải huy động các nguồn vốn từ bên ngoài theo nhiều hình thức vốn ODA, vốn Hỗ trợ phát triển, vay của các ngân hàng thương mại, vốn phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế.

Nhu cầu vốn cho dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng cần khoảng 23.927 tỷ đồng (tương đương 1,104 tỷ USD), sẽ được huy động từ nguồn vốn tự có và nguồn vay các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước.

Theo đó, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) sẽ là ngân hàng đầu mối đã cùng với Agribank, TPBank, LienVietPostBank và HDBank đã chấp thuận cho EVN vay 5.400 tỷ đồng để thanh toán cho hợp đồng EPC và các chi phí hợp lệ, hợp pháp để thực hiện dự án. Trong đó ABBank thu xếp 2.000 tỷ. Hợp đồng có thời hạn vay là 15 năm (180 tháng), trong đó có 60 tháng ân hạn kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Lãi suất của khoản vay bằng lãi suất huy động tiết kiệm tiền đồng kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau bình quân của ABBank, Agribank, VietinBank, Vietcombank, BIDV cộng với chi phí biên 2,7%/năm.

>> Nhiệt điện Phả Lại: Sự cố hỏa hoạn không gây thiệt hại lớn, tạm dừng dây chuyền 1 để kiểm tra

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...