7 tháng tín dụng khu vực TP.HCM tăng trưởng 11%

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) TP.HCM cho biết, hết tháng 7/2017, tăng trưởng dư nợ trên địa bàn là khoảng 11% so với đầu năm nay.
7 tháng tín dụng khu vực TP.HCM tăng trưởng 11%

Cụ thể, đến cuối tháng 7/2017, hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM đã huy động được 1.885.600 tỷ đồng, tăng 6,08% so với thời điểm cuối năm 2016. Trong đó, về cơ cấu huy động vốn, tiền gửi tiết kiệm tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn (chiếm 52,86% trong tổng huy động vốn).

Huy động tiền gửi bằng VND vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực so với cuối năm trước, là cơ sở đảm bảo cho các TCTD hoạt động tín dụng an toàn và hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu vốn trên địa bàn TP.HCM.

Đến cuối tháng 7/2017, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn đạt trên 1.600.000 tỷ đồng, tăng khoảng 11% so với đầu năm nay.

>> Giãn lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đến năm 2019

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Động lực tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng được dự báo nhờ vào các yếu tố như tín dụng mạnh mẽ, đặc biệt là sự hồi phục của thị trường bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay nhà ở, cùng với sự phục hồi của nhóm khách hàng cá nhân…

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Theo dự báo của ông Trần Ngọc Báu, Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ hạ lãi suất, hạ nhanh hay chậm thế nào phụ thuộc sẽ vào câu chuyện dịch chuyển vốn ngoại, và lãi suất ở đây là cả trên thị trường 1 (thị trường dân cư) và thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng)...