8 yếu tố đột phá cải cách chính sách BHXH trình Trung ương

Theo các chuyên gia, hệ thống BHXH đa tầng sẽ tạo sự linh hoạt, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững.
8 yếu tố đột phá cải cách chính sách BHXH trình Trung ương

8 yếu tố đột phá nhằm phúc đáp quyền được bảo đảm an sinh xã hội của người dân là các đề xuất trong việc cải cách bảo hiểm xã hội theo hướng đa tầng sẽ được Hội nghị Trung ương 7 bàn thảo trong thời gian tới.

Đề án này có mục đích tạo ra sự công bằng và chia sẻ trong tham gia bảo hiểm, thu hút được nhiều người dân tham gia hơn.

Theo cơ quan soạn thảo, Đề án này được thiết kế gồm: tầng thứ nhất là lương hưu xã hội. Những người cao tuổi đến độ tuổi nhất định, không có cơ hội để đóng góp, không có BHXH hoặc trợ cấp hàng tháng thì ngân sách nhà nước sẽ cung cấp cho họ một khoản lương hưu, gọi là lương hưu xã hội.

Tầng thứ 2 là bảo hiểm xã hội cơ bản. Người lao động đi làm có thu nhập thì đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng lương hưu trên tiền lương lúc đang làm việc.

Những người có lương cao hơn thì tham gia tầng thứ 3 là tầng hưu trí bổ sung. Lúc đó hoàn toàn dựa vào việc thoả thuận, thương lượng giữa người lao động và người sử dụng lao động để có lương hưu cao hơn.

Theo ông Phạm Trường Giang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), việc cải cách thiết kế hệ thống BHXH đa tầng sẽ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân khi đang làm việc và về hưu.

Trong đó đáng chú ý là người lao động sẽ không nhất thiết đóng BHXH tự nguyện dài 20 năm như trước.

Thay vào đó, thời gian đóng có thể chỉ từ 10 năm trên nguyên tắc đóng ít hưởng ít - đóng nhiều hưởng nhiều.

Ông Phạm Trường Giang, cho biết: “Tầng đầu tiên là lương hưu không có đóng góp từ ngân sách nhà nước, chính là trợ cấp người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên. Thứ hai là xây dựng lộ trình điều chỉnh thời gian tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm và xuống 10 năm để chúng ta có lộ trình. Thứ ba là điều chỉnh các thông số cách tính lương hưu theo hướng tăng cường chia sẻ; Điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu đối với một số nhóm đối tượng lao động ngành nghề phù hợp, kéo dài thời gian đóng; Điều chỉnh lương hưu theo hướng độc lập với điều chỉnh tiền lương của người đang làm việc”

Đến nay, cả nước có hơn 30% người lao động tham gia BHXH bắt buộc. Hiện còn gần 34 triệu người trong độ tuổi lao động chưa tham gia. Qua 9 năm thực hiện BHXH tự nguyện, mới chỉ có hơn 200.000 người tham gia. Bên cạnh đó, mới chỉ có 230.000 trong tổng số 600.000 doanh nghiệp đóng BHXH cho người lao động. Dự báo đến năm 2030, có 37% lực lượng lao động tham gia BHXH và đến năm 2050 là 42%.

Như vậy, quỹ BHXH tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối trong dài hạn do dân số người cao tuổi tăng nhanh, tốc độ già hóa nhanh.

Trong khi đó, công thức tính lương hưu chưa thể hiện sự chia sẻ, vì trung bình thời gian đóng 28 năm nhưng thời gian hưởng là 24,7 năm. Điều này chưa phù hợp, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người lao động trong xã hội.

Tại Đề án này cũng đặt ra vấn đề điều chỉnh tuổi hưu để bảo đảm tính bền vững của Quỹ BHXH, dự kiến theo phương án điều chỉnh tăng tuổi hưu từ 1/1/2021 với lộ trình với người lao động bình thường trong điều kiện lao động bình thường tăng thêm mỗi năm 3 tháng cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước nêu ý kiến : “Việc tăng tuổi hưu, nếu không làm được lần này thì không bao giờ làm được nữa. Nhất là tăng tuổi nghỉ hưu của nữ, chúng tôi đề nghị từ lâu rồi nhưng cuối cùng chỉ được từ Thứ trưởng trở lên và tương đương. Tôi đề nghị tăng tuổi nghỉ hưu nhưng tăng như thế nào? Trong đề án đưa ra phương án là mỗi năm tăng 3 tháng, như vậy 20 năm sau mới được 5 năm, vậy là quá chậm. Tuy nhiên chậm nhưng không gây sốc. Trung ương cần tính toán kỹ vì còn liên quan đến lực lượng lao động trẻ nữa”.

Bên cạnh hơn 30% số người lao động tham gia BHXH thì Việt Nam vẫn còn tới gần 70% số người lao động chưa tham gia, chủ yếu là nông dân và lao động nông thôn, lao động phi chính thức.

Theo thống kê, có đến 40 triệu lao động làm việc phi chính thức, trong đó chủ yếu là lao động từ nông thôn.

Về vấn đề tăng độ bao phủ BHXH hướng tới toàn dân, theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học, Lao động, Xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), chính sách bảo hiểm xã hội hiện hành đang có sự bất bình đẳng giữa tự nguyện và bắt buộc. Nếu không thu hút được đối tượng lao động phi chính thức thì khó đạt mục tiêu phấn đấu có 50% người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Do đó, việc xây dựng BHXH đa tầng cần chú trọng đến phương pháp chia sẻ trong khu vực phi chính thức.

“Hiện nay BHXH cho khu vực phi chính thức chưa có cửa, trong đó có một nguyên tắc chưa được nói đến, đó là nguyên tắc bình đẳng. BHXH tự nguyện đang bị bất bình đẳng với BHXH bắt buộc. 70% lao động là nữ ở khu vực phi chính thức nhưng không có chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn và một số chế độ khác. Như vậy BHXH tự nguyện không bao giờ phát triển được”, bà Hương nói.

Đề án này còn có 5 nội dung khác được cho sẽ tạo đột phá. Cụ thể là, tăng cường sự liên kết và hỗ trợ giữa các chính sách Bảo hiểm xã hội; Kế thừa và phát triển nguyên tắc điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối với tiền lương của người đang làm việc; Điều chỉnh theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia để giảm số lượng hưởng BHXH một lần; Thiết kế lại các tham số BHXH để đảm bảo đạt mục tiêu bền vững tài chính của các Quỹ Bảo hiểm xã hội thành phần; Rút ngắn điều kiện thời gian tham gia BHXH để được hưởng lương hưu.

Việc rút ngắn điều kiện thời gian tham gia BHXH (hiện tối thiểu là 20 năm) để được hưởng lương hưu nhằm tạo cơ hội cho người có thời gian ngắn bảo lưu, người ở độ tuổi trung niên (45 - 50 tuổi) mới tham gia BHXH có thể hưởng chế độ hưu trí, không phụ thuộc và ngân sách nhà nước.

Với mô hình BHXH đa tầng này, mọi đối tượng trong độ tuổi lao động và người có tuổi đều có thể tham gia, không có giới hạn. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cho rằng, hệ thống này sẽ tạo sự linh hoạt, đa dạng và hiện đại, hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…