9 tháng, BIDV đã bán cho VAMC 20.500 tỷ đồng nợ xấu

Trong 9 tháng qua, quy mô nợ xấu của ngân hàng BIDV đã tăng mạnh lên 13.217 tỷ đồng, chiếm 1,96% tổng dư nợ cho vay. BIDV cũng trích lập hơn 4.000 tỷ đồng cho nợ đã bán sang VAMC khoảng 20.500 tỷ đồng
9 tháng, BIDV đã bán cho VAMC 20.500 tỷ đồng nợ xấu

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam - BIDV (mã: BID) vừa công bố BCTC riêng lẻ quý 3, trong đó các chỉ tiêu kinh doanh vẫn bám sát kế hoạch đề ra. Cụ thể, tính đến ngày 30/9/2016, tổng tài sản của ngân hàng trên 947 nghìn tỷ, tăng 11,8% so với thời điểm đầu năm.

Năm 2016, BIDV đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 18-20%, song luỹ kế 9 tháng, ngân hàng mới đạt mức tăng xấp xỉ 12%, tương ứng dư nợ cho vay khách hàng đạt 662 nghìn tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng đạt 712 nghìn tỷ, tăng trưởng mạnh trên 25%.

Trong quý 3, tổng thu nhập hoạt động đạt 7.896 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí hoạt động trong kỳ chiếm hơn 3.055 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh, gấp gần 6 lần năm trước lên hơn 2.464 tỷ đồng. Tính chung 9 tháng đầu năm, BIDV phải trích lập 6.939 tỷ đồng, tăng 80%...

Lợi nhuận trước thuế quý 3 đạt 2.376 tỷ đồng (tăng 6%), nâng tổng lợi nhuận trước thuế lũy kế 9 tháng qua lên 5.623 tỷ đồng, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Tức đã hoàn thành 71% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2016 với mục tiêu là 7.900 tỷ đồng.

Về chất lượng tín dụng, tính đến 30/9/2016, riêng ngân hàng có 13.217 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 1,96% tổng dư nợ cho vay. Trong đó, nợ xấu nhóm 5- có khả năng mất vốn tăng hơn 2.200 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, lên mức 6.947 tỷ đồng. Về tình hình mua bán nợ cho VAMC, trái phiếu đặc biệt VAMC, Tổng giám đốc Phan Đức Tú cho biết, số bán nợ cho VAMC, dự thu trái phiếu hơn 20.500 tỷ đồng.

Theo quy định trích dự phòng trái phiếu mỗi năm là 20% và hiện BIDV vẫn đang trích mức này, và tổng trích lập hơn 4.000 tỷ đồng. Trong đó, cân đối trích dự phòng rủi ro cho trái phiếu VAMC và trích dự phòng rủi ro các khoản nội bảng của ngân hàng.

Năm 2016, BIDV đặt kế hoạch Trích dự phòng khoảng 6.500 – 7.000 tỷ đồng tuỳ theo chất lượng tín dụng. Tuy nhiên sau 9 tháng đầu năm nay thì BIDV đã thực hiện trích lập gần 7.000 tỷ đồng. Liên quan đến các khoản nợ của nhóm khách hàng lớn Hoàng Anh Gia Lai, bên lề ĐHCĐ bất thường ngày 22/10, lãnh đạo BIDV cũng từ chối trả lời báo chí.

Đây là vấn đề mà nhiều cổ đông BIDV quan tâm, chất vấn từ ĐHCĐ thường niên hồi tháng 4/2016, song khi đó, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT chỉ tiết lộ “BIDV cùng với hơn chục tổ chức tín dụng khác đã có phương án xử lý cơ cấu nợ cho HAG, đang trình chờ cấp có thẩm quyền quyết định”. Được biết, tính đến tháng 4/2016, các khoản cho vay tín dụng, BIDV và Chứng khoán BSC đã thu xếp phát hành trái phiếu cho HAG lên đến 10.715 tỷ đồng, hơn một nửa số vay là vay dài hạn.

Hải Hà

Có thể bạn quan tâm

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...