9 tháng Techcombank lãi trước thuế 7.774 tỷ đồng, tăng trưởng 61%

Nhờ chuyển dịch cơ cấu tín dụng, kiểm soát chất lượng nợ, và xử lý xong nợ xấu VAMC, Techcombank tiếp tục cải thiện thu nhập với 7.774 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng đầu năm nay.
9 tháng Techcombank lãi trước thuế 7.774 tỷ đồng, tăng trưởng 61%

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, mã: TCB) vừa cập nhật kết quả kinh doanh 9 tháng có sự tăng trưởng khả quan. Đến hết tháng 9/2018, ngân hàng ghi nhận tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 13.294 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu thu nhập của ngân hàng ngày càng đa dạng hơn, tiếp tục chuyển dịch theo định hướng chiến lược. Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tín dụng giảm từ 53% xuống 48%.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) đạt 25,4%, duy trì ở nhóm cao các ngân hàng trong khu vực. Luỹ kế lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt 7.774 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước và có khả năng chạm đích 10 nghìn đồng cả năm.

Dù chưa công bố báo cáo tài chính quý 3/2018, song căn cứ theo kết quả này, có thể ước tính tổng thu nhập quý 3 này của Techcombank đạt khoảng 4.635 tỷ đồng, bằng hơn một nửa kết quả thu nhập của hai quý 1 và 2 năm nay. Lợi nhuận trước thuế quý 3 đạt khoảng 2.578 tỷ đồng, cũng bằng một nửa lợi nhuận làm ra trong 6 tháng đầu năm.

Vậy vì đâu lợi nhuận quý 3 của Techcombank lại tăng trưởng đột biến như vậy?

Theo báo cáo của Techcombank, ngoài chuyển dịch cơ cấu tín dụng hợp lý và an toàn, lợi nhuận tăng trưởng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng thu nhập hoạt động là nhờ ngân hàng này đã xử lý xong nợ xấu bán cho VAMC, hoàn nhập dự phòng rủi ro trước đó cả nghìn tỷ đồng.

Ngân hàng cũng cho biết, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng thu nhập hoạt động do Techcombank đã xử lý xong nợ xấu bán cho VAMC.

Về cơ cấu vốn, đến hết tháng 9/2018, vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của Techcombank ở mức 34,17%, nhờ ngân hàng chủ động giảm tỷ lệ này xuống dưới 40% trước thời điểm 1/1/2019 là nhằm đảm bảo khả năng phục vụ khách hàng một cách liên tục và không bị hạn chế bởi tỷ lệ an toàn vốn của NHNN. Tỷ trọng này cũng giảm đáng kể so với mức 57% công bố hồi tháng 6 vừa qua.

Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tương đương với tỷ trọng dư nợ của khách hàng cá nhân nhằm cân bằng bảng tài sản giữa phân khúc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, iảm thiểu rủi ro tín dụng, và từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tỷ số an toàn vốn (CAR) của Techcombank đến cuối tháng 9/2018 đạt mức 14,33%, cao hơn đáng kể (2,31%) so với cùng kỳ là do mức độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản. Điều này phản ánh mức độ thận trọng của Techcombank trong việc quản lý mức độ tăng trưởng tín dụng.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROAE-%) là 25,4% và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROAA-%) là 3,2%.

Chia sẻ về khả năng đột biến thu nhập và lợi nhuận cuối năm 2018, hồi giữa năm, CEO Nguyễn Lê Quốc Anh cho hay, các khoản thu nhập này gọi là bất thường nhưng quý nào cũng sẽ có những khoản bất thường như vậy và đã nằm trong dự tính. Trong nửa cuối năm, ngân hàng sẽ vẫn có những khoản thu nhập khác như vậy.

>> 6 tháng Techcombank lãi trước thuế đột biến 5.196 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...