ACB điều chỉnh room ngoại xuống dưới 30%

Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa có thông báo về việc thực hiện điều chỉnh tỷ lệ giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại) của Ngân hàng TMCP Á Châu ( mã: ACB) từ 30% xuống
ACB điều chỉnh room ngoại xuống dưới 30%

Trước đó vào ngày 18/9/2018, ACB thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15% từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối, tăng vốn điều lệ từ hơn 11.259 tỷ lên gần 12.886 tỷ đồng.

Theo đó, tổng số lượng cổ phiếu tăng từ 1,1 tỷ cổ phiếu lên gần 1,3 tỷ cổ phiếu. Bao gồm 1,25 tỷ cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành và hơn 41 triệu cổ phiếu cổ phiếu quỹ.

Trong văn bản chấp thuận cho ACB tăng vốn, NHNN đã yêu cầu yêu cầu ACB thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp, đảm bảo duy trì tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại ACB trong giới hạn quy định (không quá 30%) tại Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 của Chính Phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của TCTD Việt Nam sau khi tăng vốn.

Tính đến giữa tháng 5, một số đổ đông lớn nước ngoài nắm giữ cổ phiếu ACB gồm: Dragon Financial Holdings Ltd (7,1%), hai quỹ thuộc nhóm Alp Finance là Whistler Investments Limited và Sather Gate Investments Limited (9,95%); hai công ty con của Connaught Investors Limited là First Burns Investments (4%) và Asia Reach Investments (3,26%)...

Tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại ACB đã đạt đến giới hạn quy định nhiều năm gần đây. Các giao dịch của khối ngoại là mua bán trong nội khối. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ACB đi xuống dần và chỉ còn giá 34.100 đồng/cp, giảm mạnh so với hồi đầu năm cùng với tình hình chung thị trường.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 3.151 tỷ đồng, thực hiện được 55,3% kế hoạch của cả năm (5.699 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế đạt 2.462 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước.

Tính đến 30/6/2018, tổng tài sản của ngân hàng tăng 9% đạt 309.968 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng đã đạt 221.861 tỷ đồng, tăng gần 12% so với cuối năm trước. Số dư tiền gửi khách hàng đạt 267.801 tỷ đồng, tăng 10,9%. Tỷ lệ nợ xấu mặc dù tăng nhẹ nhưng vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấp 0,78%.

 >> ACB sẽ phát hành 162,67 triệu cổ phiếu để trả cổ tức

Có thể bạn quan tâm

Những ngân hàng đầu tiên hé lộ kết quả kinh doanh năm 2024

Những ngân hàng đầu tiên hé lộ kết quả kinh doanh năm 2024

Một số ngân hàng vừa công bố kết quả kinh doanh khả quan trong những tháng cuối năm 2024. Trong đó, Sacombank ước tính mang về 12.700 tỷ đồng lợi nhuận cả năm. Các ngân hàng quốc doanh và TPBank cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ về tài sản và tín dụng…

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...