Ai đã bán ra 74 triệu cổ phiếu ACB trong cú trao tay thỏa thuận "khủng" chiều 17/10?

Khả năng cao nhất, giao dịch thỏa thuận ngày hôm nay do Connaught Investors Limited bán ra. Quỹ này đang nắm 7,3% vốn cổ phần của ACB.
Ai đã bán ra 74 triệu cổ phiếu ACB trong cú trao tay thỏa thuận "khủng" chiều 17/10?

Vào lúc 14h49 và 14h50 trong phiên giao dịch chiều ngày 17/10, cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu bất ngờ xuất hiện 2 lệnh thỏa thuận khối lượng lớn. Một lệnh trao tay giá 32.700 đồng với khối lượng hơn 33,5 triệu cổ phiếu, một lệnh khối lượng 41 triệu cổ phiếu. Như vậy, ACB được thỏa thuận tổng cộng 74,5 triệu cổ phiếu tương đương 2.350 tỷ đồng, do khối ngoại thực hiện.

Lô 74 triệu cổ phiếu tương đương với 7,2% khối lượng cổ phiếu đang niêm yết của ACB.

Câu hỏi đặt ra là ai đã mua bán ACB?

Hiện tại, ACB có các cổ đông ngoại bao gồm Dragon Capital, Standard Chartered Bank và Connaught Investors Limited. Trong đó Dragon Financial Holdings Limited và Standard Chartered đều có người liên quan tham gia vào Hội đồng quản trị và thuộc diện phải công bố thông tin trước khi giao dịch. Do đó, khả năng cao nhất, giao dịch thỏa thuận ngày hôm nay do Connaught Investors Limited bán ra. Quỹ này đang nắm 7,3% vốn cổ phần của ACB.

Connaught Investors Limited đã gắn bó với ACB từ trước năm 2000 và có lẽ cũng đã đến thời điểm chia tay khoản đầu tư này khi giá cổ phiếu ACB ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay.

Còn về phía bên mua, đây là điều chỉ lộ ra nếu được công bố. Trên thị trường những ngày gần đây đã lan truyền thông tin về việc một lãnh đạo gạo cội của ngân hàng này đang có ý định mua lại cổ phần của quỹ ngoại, tất nhiên nếu mua, cũng không thể đứng tên trực tiếp. Một tin đồn khác lại cho biết, bên mua là một nữ “đại gia” có tiếng, đang là Chủ tịch HĐQT của một công ty vận tải nhiên liệu.

Tất cả đều là thông tin không chính thống.

Dù sao, giao dịch bất thường tại ACB hôm nay cũng đã đẩy giá trị giao dịch trên sàn Hà Nội (HNX) lên tới hơn 3.000 tỷ đồng.

Connaught Investors là một thành viên của Jardine Matheson. Cái tên Jardine Matheson có thể còn lạ lẫm với nhiều người nhưng rất nhiều khoản đầu tư cũng như sản phẩm dịch vụ của tập đoàn này đã hiện diện quanh chúng ta từ lâu.

Tại Hà Nội, 2 tòa nhà văn phòng có giá cho thuê vào loại cao “cắt cổ” là 63 Lý Thái Tổ đối diện Nhà hát lớn và tòa nhà Central Building nằm ở giao cắt phố Hai Bà Trưng – Bà Triệu đều thuộc sở hữu của Hongkong Land.

Chuỗi cửa hàng Pizza Hut tại Việt Nam do Jardine Restaurant Group nhận nhượng quyền và triển khai; công ty này cũng có 25% cổ phần của KFC Việt Nam.

Jardine Cycle & Carriage, bộ phận kinh doanh ô tô của Jardine Matheson tại Singapore, đang nắm 25% cổ phần của ô tô Trường Hải và 11,3% cổ phần của REE. Công ty con của JC&C cũng mới mua thêm 28 triệu USD trái phiếu chuyển đổi REE.

Theo Mai Linh/Trí thức trẻ 

>> Lựa chọn "kém may mắn" của Dragon Capital: Quyết giữ ACB, thoái sạch vốn khỏi VPB rồi phải mua lại với giá đắt gấp 5-7 lần

Có thể bạn quan tâm

Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới

Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới

Đây là một phần trong chuỗi những thay đổi đáng chú ý về nhân sự cấp cao, định hướng chiến lược và cả vị trí trụ sở chính của Eximbank trong thời gian gần đây.

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...