Áp lực "dọn" nợ xấu, Sacombank giảm giá 3.000 tỷ bán 3 bất động sản

Để nhanh chóng thu hồi nợ xấu, Sacombank tiếp tục bán đấu giá 3 lô bất động sản với tổng mức giá chào hơn 16.100 tỷ đồng, giảm hơn 3.000 tỷ đồng so với giá chào lần đầu nửa năm trước.
Áp lực "dọn" nợ xấu, Sacombank giảm giá 3.000 tỷ bán 3 bất động sản

Sacombank hạ giá mạnh tay để bán 3 tài sản đảm bảo nợ xấu nghìn tỷ

 Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank, mã: STB) vừa rao bán đấu giá lần thứ hai với ba lô bất động sản có tổng giá chào hơn 16.100 tỷ đồng. Dù đã phải giảm giá mạnh tay song đến nay ngân hàng vẫn chưa tìm được người mua.

Theo thông tin được biết, tài sản đầu tiên rao bán là dự án bất động sản tại quận Bình Tân, TP HCM bao gồm: toàn bộ dự án khu nhà ở cao tầng và khu vui chơi thể dục thể thao tiểu khu 3 - khu dân cư Bình Trị Đông và 1 phần thửa đất số 122 tại phường Bình Trị Đông B. Tổng diện tích khu đất này lên tới hơn 530.000 m2. Khu đất này được Sacombank chào giá khởi điểm chào bán lần hai là 6.029 tỷ đồng, giảm 669 tỷ đồng.

Một phần thửa đất 122 có diện tích 60.960 m2 được xây dựng khu nhà ở và cơ sở hạ tầng. Dự án tiểu khu 3 – KDC Bình Trị Đông có diện tích 473.164 m2.

Sacombank rao bán khu đất dự án khu dân cư phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, tại TP Cần Thơ với giá khởi điểm chỉ còn 3.424 tỷ đồng, giảm tới 1.143 tỷ đồng so với mức cũ. Dự án có tổng diện tích hơn 600.000 m2, bao gồm 2.455 quyền sử dụng đất.

Giá khởi điểm của khu đất này là 3.424 tỷ đồng, giảm hơn 1.100 tỷ đồng so với nửa năm trước. Toàn bộ nghĩa vụ thuế và phí liên quan đến chuyển nhượng tài sản sẽ do bên mua chịu.

Việc bán các tài sản bất động sản nêu trên nhằm mục đích xử lý thu hồi nợ xấu của khách hàng.

Được biết, năm 2018, Sacombank gặp nhiều khó khăn trong quá trình xử lý nợ xấu sau sáp nhập Ngân hàng Phương Nam và thay đổi nhân sự chủ chốt. Tháng 6/2017, ông Dương Công Minh gia nhập Sacombank và giữ vị trí Chủ tịch HĐQT ngân hàng, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu tổng thể công việc hậu sáp nhập.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2018, Sacombank đã phải tăng gấp đôi chi phí dự phòng rủi ro lên 1.592 tỷ đồng. Nợ xấu nội bảng của Sacombank đã giảm gần một nửa trong năm 2018 xuống còn 5.427 tỷ đồng, chiếm 2,11% dư nợ giảm tích cực so với số 4,67% năm trước.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2018 đạt hơn 2.200 tỷ đồng, vượt 20% kế hoạch đề ra. 

>> Sacombank bán đấu giá 10 triệu cổ phiếu của Eximbank

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...