Bà Chu Thị Bình kháng cáo, đòi 16,14 tỷ đồng tiền lãi từ Eximbank

Sau khi rút trước hạn số tiền 245 tỉ đồng tiền gửi tại Eximbank, bà Chu Thị Bình cũng đã có kháng cáo đề nghị Tòa yêu cầu Eximbank trả bổ sung tiền lãi do Eximbank không thanh toán đúng hạn và xem xét
Bà Chu Thị Bình kháng cáo, đòi 16,14 tỷ đồng tiền lãi từ Eximbank

Sau khi Eximbank nộp kháng cáo về bản án sơ thẩm, bà Chu Thị Bình cũng lập tức gửi đơn kháng cáo lên TAND cấp cao tại TP.HCM và TAND TP.HCM để... “làm rõ thêm phần nội dung trách nhiệm dân sự của Eximbank” tại bản án mà Tòa sơ thẩm đã tuyên.

Cụ thể, bà Bình cũng đề nghị Tòa xem xét yêu cầu Eximbank trả bổ sung tiền lãi do Eximbank không thanh toán đúng hạn các khoản tiền gửi trên 3 sổ tiết kiệm trên dù bà đã có yêu cầu thanh toán khi đáo hạn các sổ tiết kiệm này vào năm 2017.

Tổng số tiền này khoảng 16,14 tỷ đồng (16.147.127.243 VNĐ). Căn cứ đưa ra mức tiền này, theo bà Bình là dựa theo Điểm b, khoản 5, điều 466 Bộ Luật dân sự năm 2015, tiền lãi do quá hạn thanh toán khi vay, mượn tiền được tính bằng 150% lãi suất quy định, tính theo thời hạn chậm trả.

"Ngoài ra, bà Chu Thị Bình cũng đề nghị Hội đồng xét xử xem xét trách nhiệm của Tổng Giám đốc và những người trong Ban Điều hành Eximbank và chi nhánh TP.HCM đã buông lỏng quản lý, dẫn đến tạo điều kiện cho Lê Nguyễn Hưng lừa đảo chiếm đoạt tài sản của chính Eximbank từ nguồn tiền gửi hợp pháp của bà.

Được biết, trong bản chiết tính mà Eximbank gửi TAND TP.HCM, ngân hàng này tính tổng khoản lãi trên 3 sổ tiết kiệm của bà Chu Thị Bình chỉ là hơn 92,91 tỷ đồng (92.916.738.806 VNĐ).

Khoản lãi này, theo bà Chu Thị Bình thì thấp hơn gần 10 tỷ đồng so với tiền lãi theo lại suất áp dụng cho khách hàng bình thường và hoàn toàn không đề cập đến phần chênh lệch lãi suất do chậm trả nói trên.

Trước đó, luật sư Trương Trọng Nghĩa (Đoàn Luật sư TP HCM), người bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank chi nhánh TP HCM, xác nhận rằng Eximbank đã có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm TAND TP HCM.

Vào ngày 22 và 23/11 vừa qua, TAND TP. HCM đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói trên. Theo bản án sơ thẩm, ngân hàng Eximbank phải thanh toán tất cả tiền gốc (245 tỷ đồng), tiền lãi của 3 sổ tiết kiệm (103 tỷ đồng).

Cấp sơ thẩm cũng đã phán quyết 6 cán bộ của Eximbank TP. HCM phạm vào tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và tuyên mức hình phạt theo quy định của HĐXX.

Cụ thể tòa tuyên bị cáo Hồ Ngọc Thủy 4 năm 6 tháng tù; bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Trâm và Nguyễn Thị Thi cùng lĩnh 3 năm tù treo; bị cáo Trần Nguyễn Xuân Lan lĩnh 2 năm 6 tháng tù treo; bị cáo Cao Lan Phương và Lương Quốc Anh cùng lĩnh 2 năm tù treo.

6 người này bị buộc tội thiếu trách nhiệm, tạo điều kiện dẫn tới việc Lê Nguyễn Hưng, nguyên Phó giám đốc Eximbank chi nhánh TP. HCM, chiếm đoạt hơn 264 tỷ đồng liên quan đến 13 sổ tiết kiệm của khách hàng Chu Thị Bình, Phùng Thị Thẩm và Lê Thị Minh Quý.

Về trách nhiệm dân sự, HĐXX nhận định ông Lê Nguyễn Hưng là người chiếm đoạt toàn bộ số tiền thiệt hại. Do đó, ông Hưng phải có trách nhiệm khắc phục thiệt hại mà ngân hàng gánh chịu.

Tuy nhiên, ông Hưng đã bỏ trốn nên cơ quan điều tra tạm đình chỉ điều tra, ra quyết định truy nã. Trách nhiệm đền bù thiệt hại trong vụ án sẽ được xử lý khi cơ quan chức năng tìm thấy thủ phạm, điều tra và đưa ra xét xử.

>> Eximbank nộp kháng cáo, bà Chu Thị Bình rút sạch 245 tỉ đồng

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...