Ba đại gia và hành trình thâu tóm đất công tại Vinafood 2

Theo Thanh tra Chính phủ, Vinafood 2 đã bắt tay cùng Công ty Việt Hân 4 lần làm trái chỉ đạo của Thủ tướng, "phù phép" 6.200m2 đất công sản thành đất tư, lập dự án khống để vay ngân hàng nhiều nghìn tỷ đồng.
Ba đại gia và hành trình thâu tóm đất công tại Vinafood 2

Thanh tra Chính phủ vừa có Kết luận số 2099/BC-TTCP, gửi Thủ tướng để báo cáo kết quả kiểm tra thông tin báo chí, phản ánh về các sai phạm tại dự án bất động sản số 33 Nguyễn Du và số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh (phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) và việc khiếu nại của các hộ dân liên quan đến dự án.

Trong đó, Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) đã có hàng loạt sai phạm để "hô biến" đất công thành đất tư để trục lợi.

4 lần làm trái

Theo kết luận thanh tra, năm 2010, sau khi được TPHCM giao 4 cơ sở nhà đất nêu trên, Vinafood 2 đã liên kết, góp vốn với Công ty TNHH quảng cáo, xây dựng, địa ốc Việt Hân (Công ty Việt Hân) của ông Đinh Trường Chinh để thành lập Công ty TNHH thương mại, dịch vụ, xây dựng Việt Hân Sài Gòn (Công ty Việt Hân Sài Gòn) để thực hiện dự án xây dựng khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại trên khu đất hơn 6.200m2 được TPHCM giao theo dạng nộp tiền sử dụng đất một lần.

Tỷ lệ góp vốn như sau: Công ty Việt Hân góp vốn 640 tỷ đồng vào Công ty Việt Hân Sài Gòn (chiếm 80% vốn), 20% vốn còn lại (160 tỷ đồng) do Vinafood 2 đóng góp bằng giá trị tài sản trên đất và 1 phần giá trị quyền sử dụng đất các khu đất nói trên.

Đáng chú ý, trong quá trình hợp tác với nhà đầu tư tư nhân, chuyển đổi đất công thành đất tư, Vinafood 2 đã 4 lần cố ý làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

Cụ thể, tại văn bản số 1647/VPCP-KTN ngày 15/9/2015 (giai đoạn từ sau ngày 15/9/2105 đến ngày 29/1/2016). Vinafood 2 không thực hiện lập lại phương án sắp xếp 4 cơ sở nhà đất theo quyết định 09 năm 2007 của Thủ tướng, để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, trình Thủ tướng quyết định.

Lần thứ 2, Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm toàn diện, chỉ đạo Vinafood 2 lựa chọn đối tác đảm bảo đủ năng lực thực hiện dự án tại dự án bất động sản số 33 Nguyễn Du và số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh.

Chỉ đạo rõ ràng là vậy nhưng Vinafood 2 đã tự ý liên kết hợp tác với Công ty Việt Hân, không lập thủ tục liên kết, góp vốn, trình Bộ NNPTNT, Bộ Tài chính thẩm định trước khi trình Thủ tướng quyết định.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng liên quan đã ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn, yêu cầu Vinafood 2 xây dựng phương án thoái vốn tại Việt Hân Sài Gòn, sau đó trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên Vinafood 2 đều không thực hiện.

Ngược lại, ngày 25/11/2015 Vinafood 2 chuyển nhượng 4 cơ sở nhà, đất nói trên cho Việt Hân Sài Gòn. Đại diện Công ty Việt Hân Sài Gòn đã dùng chính số tiền góp vốn điều lệ trong công ty để mua lại số tài sản này.

Sau khi thủ tục chuyển nhượng hoàn tất, Vinafood 2 mới báo cáo Bộ NN&PTNT chấp thuận cho triển khai nhanh việc xử lý các cơ sở nhà đất, nhằm khắc phục thua lỗ trong hoạt dộng kinh doanh.

Lần thứ 4, Vinafood 2 cố ý làm trái chỉ đạo của Thủ tướng là không thực hiện lập phương án bồi thường, hỗ trợ, di dời 34 hộ dân đang sinh sống tại các cơ sở nhà đất 33 Nguyễn Du, 34-36 Chu Mạnh Trinh để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Không chỉ cố ý làm trái chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kết luận của thanh tra chính phủ cũng phát hiện Vinafood 2 và Công ty Việt Hân còn lợi dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đật tại 4 lô đất trên, cùng với "chiêu" vẽ dự án khống để vay gần 7.000 tỷ đồng tại hai ngân hàng thương mại lớn tại TP.HCM để trả nợ cho các công ty thành viên.

Người thứ 3 là ai ?

Như trên đã dẫn, giai đoạn liên doanh thành lập, Vinafood 2 chỉ là cổ đông thiểu số tại Công ty Việt Hân Sài Gòn. Cổ đông lớn nhất tại doanh nghiệp dự án này là Công ty TNHH quảng cáo, xây dựng, địa ốc Việt Hân (Công ty Việt Hân) của gia đình ông Đinh Trường Chinh thành lập từ tháng 11/2006.

Sau khi Việt Hân Sài Gòn thâu tóm 4 cơ sở nhà, đất nói trên (ngày 25/11/2015) bằng chính số tiền góp vốn điều lệ, chỉ thời gian ngắn sau, đến tháng 2/2016, toàn bộ dự án và khoản phải thu hình thành trong tương lai đã được thế chấp cho ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải (MSB).

Cũng trong thời gian này, Công ty Việt Hân tham gia đầu tư Chung cư TNR Goldmark City ở số 136 Hồ Tùng Mậu, Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Từ tháng 10/2016, ông Đinh Trường Trinh rút khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty Việt Hân, thay thế là ông Bùi Quang Tuấn – một nhân sự có nhiều năm gắn bó với tập đoàn TNG và ngân hàng MSB.

Giai đoạn này cơ cấu cổ đông Công ty Việt Hân cũng thay đổi khi gia đình ông Đinh Trường Chinh rút lui nhường chỗ cho các cổ đông đến từ TNG nắm tới 99% vốn điều lệ công ty.

Rời Công ty Việt Hân, ông Đinh Trường Chinh trở lại TP.HCM thâu tóm Công ty CP Phát triển và Kinh doanh nhà (HDTC) với vốn điều lệ gần 2.242 tỷ đồng với các siêu dự án như An Phú – Anh Khánh 131 ha (quận 2), An Sương 65 ha (quận 12), khu dân cư Bình Trị Đông 28 ha (quận Bình Chánh), khu dân cư Bình Trưng 10 ha (quận 2), KCN Bá Thiện 1 (Vĩnh Phúc)… Được biết, HDTC là doanh nghiệp được cổ phần hóa với quyết định được ký bởi cựu Phó bí thư Thành ủy thành phố - ông Tất Thành Cang. Trong đó nhà nước chỉ đóng vai trò cổ đông thứ yếu.

Đương nhiên, khi TNG thâu tóm Công ty Việt Hân, doanh nghiệp dự án và chính dự án bất động sản tại số 33 Nguyễn Du và số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh TP.HCM - ở đây là Công ty Việt Hân – Sài Gòn – cũng sẽ thuộc về tập đoàn TNG.

Sau khi các hộ dân tại khu vực dự án khiếu nại và các cơ quan chức năng vào cuộc, biến động tại doanh nghiệp dự án chưa dừng lại.

Số phận các dự án bất động sản liên quan tới Việt Hân – Sài Gòn đã lần lượt chuyển qua 3 đời doanh nghiệp
Số phận các dự án bất động sản liên quan tới Việt Hân – Sài Gòn đã lần lượt chuyển qua 3 đời doanh nghiệp

Đầu năm 2017, cơ cấu cổ đông và địa chỉ liên lạc của Việt Hân – Sài Gòn thay đổi. Theo đó, xuất hiện 2 cổ đông mới nắm 100% cổ phần công ty. Đó là Công ty CP đầu tư BOB và Công ty CP Saigon Demensions – những công ty được cho là có liên quan tới tập đoàn Vạn Thịnh Phát thuộc gia tộc bí ẩn của nữ đại gia Trương Mỹ Lan.

Được biết, cả hai công ty này đều đăng ký trụ sở tại tại lầu 2, số 3,5,7 Nguyễn Huệ (TP.HCM). Địa chỉ liên lạc của Việt Hân – Sài Gòn cũng chuyển về địa chỉ này, với người đại diện là bà Trương Thị Cẩm Giang.  

Tới tháng 9/2020, trong giai đoạn dự án Vinafood 2 đang chịu thanh tra về các vấn đề liên quan tới dự án bất động sản tại địa chỉ số 34 - 36, 42 Chu Mạnh Trinh và 33 Nguyễn Du (TP.HCM), khoản nợ tại doanh nghiệp này đã dọn sạch khỏi MSB.

Theo đó, toàn bộ lợi ích tại dự án đã thế chấp và chuyển về một ngân hàng tại TP.HCM. Cổ phần nắm giữ của Công ty CP đầu tư BOB và Công ty CP Saigon Demensions tại Việt Hân – Sài Gòn cũng thế chấp tại ngân hàng này.

Như vậy, số phận các dự án bất động sản liên quan tới Việt Hân – Sài Gòn đã lần lượt chuyển qua 3 đời doanh nghiệp. Và hiện là tài sản đảm bảo cho các khoản nợ vay lên tới gần 7.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng giao UBND TP.HCM trực tiếp chỉ đạo, giám sát các đơn vị có liên quan thực hiện xử lý sai phạm và khắc phục hậu quả để thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát tại các khu đất này.

Đây sẽ là bài toán quá khó giải với TP.HCM và ngân hàng đang nhận chế chấp các dự án và số cổ phần liên quan tới doanh nghiệp dự án này.  

Xem thêm

"Mánh" bán đất giá rẻ của Vinachem, Vinataba, Vinafood 2

"Mánh" bán đất giá rẻ của Vinachem, Vinataba, Vinafood 2

Các đơn vị này được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhưng không trực tiếp triển khai dự án mà góp vốn với các đối tác bên ngoài, sau đó bán đứt đất dự án dưới danh nghĩa thoái vốn. Đáng chú ý, các đố
Thêm nghề, đổi tướng, Vinafood 2 liệu có đổi vận?

Thêm nghề, đổi tướng, Vinafood 2 liệu có đổi vận?

Trong bối cảnh tình hình kinh doanh liên tục thua lỗ, Tổng công ty Lương thực miền Nam đã bầu ông Võ Thanh Hà, sếp cũ Sabeco lên làm Chủ tịch HĐQT và bổ sung thêm nghề kinh doanh bất động sản. Liệu rằng, với những thay đổi này, Vinafood 2 có đổi vận?

Có thể bạn quan tâm

Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á

Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á

Với sự nỗ lực không ngừng, Vinpearl đã đạt được một cột mốc đáng ghi nhớ khi lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á. Thành công này là kết quả của quá trình đầu tư mạnh mẽ vào chất lượng dịch vụ, không ngừng đổi mới và mở rộng quy mô.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao biểu trưng Thương hiệu quốc gia cho đại diện VNPT VinaPhone

VinaPhone 5G và MyTV được công nhận là Thương hiệu quốc gia

VinaPhone 5G và MyTV vừa vinh dự được công nhận là Thương hiệu Quốc gia, đây là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của VNPT trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và khẳng định vị thế hàng đầu trên thị trường...

AkzoNobel ra mắt sơn ngoại thất siêu cao cấp dành cho các biệt thự

AkzoNobel ra mắt sơn ngoại thất siêu cao cấp dành cho các biệt thự

AkzoNobel vừa chính thức giới thiệu đến người tiêu dùng dòng sơn ngoại thất Dulux Weathershield Royal Shine với tính năng tự làm sạch độc đáo. Đây là dòng sơn sở hữu công nghệ Hybrid Mineral tiên tiến, mang đến giải pháp bảo vệ vượt trội lên tới 12 năm dành cho phân khúc dinh thự cao cấp.