Bà Nguyễn Thị Nga rời ghế nóng SeABank

Nhằm thực hiện Luật tổ chức tín dụng mới, có hiệu lực từ ngày 15/1/2018, bà Nguyễn Thị Nga đã chính không chọn chức vụ chủ tịch HĐQT SeABank – vị trí mà bà đã giữ suốt 11 năm qua.
Bà Nguyễn Thị Nga rời ghế nóng SeABank

Theo thông báo về nhân sự cấp cao của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), tại kỳ đại hội cổ đông thường niên 2018 diễn ra hồi trung tuần tháng 4 vừa qua, ngân hàng này đã bầu ra Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới 2018 – 2023.

HĐQT gồm có bà Nguyễn Thị Nga, ông Lê Văn Tần, bà Lê Thu Thủy, bà Khúc Thị Quỳnh Lâm, ông Hoàng Minh Tân, ông Bùi Trung Kiên và bà Ngô Thị Nhài.

Sau khi thống nhất và được NHNN chấp thuận với các chức danh chủ tịch và Phó chủ tịch. Theo đó, ông Lê Văn Tần là chủ tịch HĐQT. Bà Nguyễn Thị Nga là phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị. Bà Lê Thu Thủy (con gái bà Nga) là phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc thứ nhất được cử phụ trách điều hành ngân hàng thay ông Lê Văn Tần. Bà Khúc Thị Quỳnh Lâm giữ chức phó chủ tịch HĐQT.

Ngân hàng đã bầu ra 3 thành viên  trong ban kiểm soát là bà Đoàn Thị Thanh Hương, bà Nguyễn Thị Phương và bà Vũ Thị Ngọc Quỳnh, trong đó bà Đoàn Thị Thanh Hương là trưởng ban kiểm soát.

Như vậy, cùng với ông Vũ Văn Tiền (ABBank) và ông Võ Quốc Thắng (Kienlongbank), bà Nga là Chủ tịch ngân hàng thứ ba quyết định chọn doanh nghiệp thay vì ngân hàng nhằm tuân thủ Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực.

Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ ngày 15/1, quy định Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Chủ tịch, thành viên HĐQT hoặc Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

Không chỉ tham gia vào ngân hàng, bà Nga là Chủ tịch của một loạt các doanh nghiệp lớn khác như Intimex Việt Nam, Tập đoàn BRG, sở hữu nhiều sân golf và khách sạn nghỉ dưỡng lớn tại Việt Nam.

>> SeABank ưu đãi lớn cho khách hàng sử dụng SeANet

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...