Bà Rachel Barger - Giám đốc điều hành SAP châu Á Thái Bình Dương
Đó là nhận định của bà Rachel Barger - Giám đốc điều hành SAP châu Á Thái Bình Dương trong cuộc gặp gỡ báo giới diễn ra chiều nay (3/10) tại Hà Nội. Cuộc gặp gỡ được diễn ra bên lề Hội nghị Cấp cao về Công nghiệp 4.0 - hội nghị và triển lãm chuyển đổi số lớn nhất diễn ra tại Việt Nam với sự tham dự của hơn 4.000 lãnh đạo khối chính phủ, các ngành công nghiệp và khối doanh nghiệp.
Theo bà Rachel Barger, trong 30 năm vừa qua, kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kỷ lục, với tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình là 6,6%/năm. Theo dự báo của PwC, đến năm 2050, Việt Nam có thể nằm trong Top 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới và Top 10 ở châu Á.
“Với dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng cao và vị trí địa lý lý tưởng, ở ngay trung tâm các nền kinh tế tăng trưởng cao tại châu Á, Việt Nam đang dần khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế số mới. Để duy trì tốc độ tăng trưởng hiện tại, Việt Nam cần tập trung vào ba trụ cột chính là Chính sách, Con người và Nền tảng” - Giám đốc điều hành SAP Châu Á Thái Bình Dương khẳng định.
Với yếu tố thứ nhất, bà Rachel Barger cho rằng, hành trình chuyển đổi số sẽ được đẩy mạnh đáng kể nếu có các chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ cũng như thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và start-up địa phương. Những chính sách này bao gồm tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng năng lực trong lĩnh vực ICT, khuyến khích các start up về kỹ thuật số và quan trọng nhất là cải cách hệ thống giáo dục để sẵn sàng cho CMCN 4.0.
“Chúng tôi rất mừng khi thấy chính phủ Việt Nam đã có tầm nhìn rất cụ thể về các công nghệ 4.0 – bao gồm các mục tiêu chuyển đổi rõ ràng, với mục đích đạt được 50% doanh nghiệp hoạt động trên nền tảng số vào năm 2025,” bà Rachel cho biết.
Cuộc gặp gỡ được diễn ra bên lề Hội nghị Cấp cao về Công nghiệp 4.0
Với yếu tố con người, cần phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đi đôi với chuyển đổi cơ cấu lao động phù hợp và thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động trong thời đại 4.0 theo hướng đào tạo kỹ năng đa ngành.
Bà Rachel Barger cho biết, SAP đã phối hợp với Quỹ ASEAN tổ chức cuộc thi “Khám phá khoa học số ASEAN”, với mục đích đẩy mạnh cá hoạt động của sinh viên đại học trong khối ASEAN. Kể từ khi thành lập vào năm 2017, SAP đã hỗ trợ đào tạo gần 1.000 giảng viên và 9.000 sinh viên từ 230 trường đại học và cao đẳng trong khu vực với các kỹ năng phân tích dữ liệu trên nền tảng SAP Analytics Cloud. Chương trình Liên minh Đại học SAP SAP đã giới thiệu các công nghệ tiên tiến tới 1,7 triệu sinh viên tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, SAP đã đào tạo 1.360 sinh viên tại 6 trường đại học về công nghệ SAP và SAP đang nỗ lực mở rộng mạng lưới này.
Yếu tố thứ 3 là nền tảng, bao gồm các công nghệ thông minh giúp phát triển nền kinh tế số. Điều này đòi hỏi các tổ chức Việt Nam ứng dụng những chiến lược và quy trình hiện đại, được vận hành bởi một bộ giải pháp công nghệ thông minh, để trở thành một doanh nghiệp thông minh.
Nền tảng công nghệ doanh nghiệp SAP – bao gồm SAP HANA, nền tảng đám mây SAP (SAP Cloud Platform) và SAP Leonardo – mang đến một nền tảng hợp nhất, giúp biến các dữ liệu trải nghiệm (dữ liệu X) và dữ liệu vận hành (dữ liệu O) thành hành động.
Với nền tảng công nghệ doanh nghiệp SAP, đây là nền tảng cung cấp các tính năng năng tự động hóa cao, bao gồm việc xây dựng các mô hình máy học (machine learning) nhằm cải thiện các quy trình doanh nghiệp. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ tích hợp các quy trình kinh doanh hợp nhất xuyên suốt chuỗi cung ứng, bao gồm các tính năng design-to-operate (thiết kế đến vận hành), quản lý nhân viên, lead-to-cash (từ khâu tìm kiếm khách hàng đến khâu nhận tiền), và source-to-pay (từ khâu tìm kiếm nhà cung ứng tới khâu thanh toán). Sự kết hợp các giải pháp độc đáo sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam làm nhiều hơn trong khi tốn ít công sức hơn, tự động hóa các quy trình, gây ấn tượng với khách hàng, trao quyền cho nhân viên, kiến tạo doanh thu và cuối cùng trở thành một doanh nghiệp thông minh.