Bác Ba Huân và hội chứng "cầu cứu Thủ tướng"

Việc Ba Huân cầu cứu thủ tướng là một việc làm thiếu chuyên nghiệp và nặng về tư tưởng thân hữu trong giới DN Việt...
Bác Ba Huân và hội chứng "cầu cứu Thủ tướng"

Qua gần 30 năm đổi mới đất nước Việt Nam đã có sự lột xác chuyển mình từ kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong đó, kinh tế tư nhân được coi là một động lực quan trọng. Việt Nam đã có được những thương hiệu lớn như Vinamilk, Viettel, Kinh Đô, Masan, Trung Nguyên… Tuy nhiên xét về bình diện quốc tế Việt Nam vẫn là quốc gia có tỷ lệ DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ trọng quá lớn, nhà nước đã hô hào cổ súy rất nhiều cho phong trào khởi nghiệp, mỗi năm có hàng trăm ngàn DN ra đời tuy nhiên số DN chết đi còn lớn hơn số đó, số còn lại thì “còi cọc” mãi không lớn. Vì sao vậy?

Khó khăn lớn nhất của DN Việt chính là khó khăn về vốn, hầu hết các DN đều rất khó tiếp cận với nguồn vốn vì rào cản quá khắt khe của ngân hàng, ngân hàng hầu như chỉ “chăm chăm” vào tài sản đảm bảo là BĐS và tìm cách “bắt làm con tin” những khách hàng của mình bằng những hợp đồng an toàn cho mình và đẩy phần rủi ro cho khách hàng bằng cơ chế “lãi suất thả nổi” và thời gian giới hạn là 12 tháng. Rõ ràng không có DN nào có thể kinh doanh hiệu quả ngay được năm đầu tiên (đến năm thứ 2 lãi suất tăng đột biến từ 10% lên đến 25% như năm 2011 thì rất nhiều DN sẽ phá sản). Đó chính là lý do DN ngại vay ngân hàng, quỹ đầu tư là cơ hội để họ có thể tiếp cận nguồn vốn mà không cần thế chấp bằng TSCĐ.

Tuy nhiên làm việc với quỹ đầu tư lại là câu chuyện khác hoàn toàn với việc vay ngân hàng, vì quỹ sẽ đòi hỏi DN phải thực hiện mọi cam kết đã được ghi trong hợp đồng theo đúng kiểu tư bản, áp lực lên DN sẽ là rất lớn, DN phải minh bạch hóa hoạt động của mình, phải nỗ lực hết sức để hoàn thành cam kết, mọi điều khoản trong hợp đồng nếu không thực hiện được thì thiệt hại đối với chủ DN là không nhỏ, thậm chí là phải mất luôn cả công ty (như trường hợp The KAfe).

Về phía quỹ đầu tư, để bảo đảm cho thương vụ an toàn vì không có TSCĐ để bảo đảm, hợp đồng của họ chắc chắn sẽ rất chặt chẽ về mặt pháp lý, họ đưa ra các chỉ tiêu KPI cụ thể để DN thực hiện với mục tiêu bảo đảm khoản đầu tư mang lại hiệu quả nhanh. Nếu DN thực hiện được đầy đủ các KPI này thì DN sẽ hoàn thiện được bản thân và lớn mạnh như vũ bão và hai bên đều vui vẻ (Trường hợp Vina Capital đầu tư vào Thế giới Di động là một minh chứng).

Khó khăn thứ 2 là “một rừng” giấy phép, thông tư, nghị định, quy chế… chính vì thứ rắc rối này cộng với căn bệnh tham nhũng, quan liêu buộc DN phải bắt tay với quan chức nếu muốn tồn tại và phát triển. Từ đây đã hình thành nên “nhóm lợi ích” hay còn gọi là “tư bản thân hữu”, lẽ dĩ nhiên muốn kinh doanh thành công và vượt qua được rào cản luật lệ DN phải tìm cách “quen biết” với các lãnh đạo, chính nhờ mối quan hệ thân hữu này, họ dễ dàng kiếm được các hợp đồng béo bở, hoặc chí ít ra cũng “nhờ vả” dựa hơi được “anh Hai, Chị Ba” để kinh doanh mà không bị người khác dòm ngó “kiếm chuyện”.

"Thế rồi Tư duy thân hữu ngấm sâu vào giới DN Việt Nam lúc nào không biết, mỗi khi có chuyện xảy ra họ lại dùng quan hệ, nhờ vả để xử lý thậm chí kể cả ra tòa tranh chấp họ cũng dùng mối quan hệ chạy chọt để được lợi về mình.

Cũng từ đó mà phát sinh ra rất nhiều câu chuyện bi hài như chuyện Cty Ba Huân gửi đơn cầu cứu Thủ Tướng, Cty Ba Huân là Cty doanh thu ngàn tỷ, họ có lực lượng nhân viên đông đảo và có trình độ đủ để đọc và hiểu cái hợp đồng đó (hoặc giả sử không đọc được thì chỉ cần trả một khoản tiền cho luật sư để rà soát hợp đồng hoặc nếu thuê trọn gói M&A thì cũng chỉ khoảng 0.1% giá trị hợp đồng).

Trong làm ăn kinh doanh không ai không đàm phán mang lại cái lợi cho mình, VinaCapital khi đầu tư tiền hiển nhiên họ sẽ phải đàm phán điều tốt nhất về phía họ với các điều kiện kèm theo. Phía Ba Huân nhận tiền thì phải thực hiện việc mình cam kết (kể cả phần thiệt về phía Ba Huân). Luật chơi là luật chơi, hợp đồng là hợp đồng không ai bắt Ba Huân phải ký vào hợp đồng ấy nếu họ không muốn. DN làm việc trên cơ sở “giấy trắng mực đen” một khi đã đồng ý ký kết thì phải thực hiện đúng cam kết, đó mới là tư duy làm ăn thị trường, nếu làm ăn không thành công thì thiệt thòi hai phía đều phải bị chứ không riêng gì Ba Huân.

Nếu VinaCapital vi phạm luật trong việc ký kết hợp đồng thì sẽ có tòa án dân sự xét xử đó chính là Thượng tôn Pháp luật, còn việc Ba Huân cầu cứu thủ tướng là một việc làm thiếu chuyên nghiệp và nặng về tư tưởng thân hữu trong giới DN Việt. Hàng loạt vụ đại án mà các bị cáo đứng trước tòa là quan chức và ông chủ các DN lớn trong thời gian vừa qua đã cho thấy hậu quả của cách làm ăn ấy.

DN muốn phát triển bền vững thì tất cả các hoạt động phải dựa trên nền tản tôn trọng pháp luật Việt Nam và quốc tế, mỗi DN phải tự nâng cấp hệ thống nhân lực, pháp chế, quản trị, tài chính lành mạnh,tạo ra sản phẩm tốt nhất mang lại giá trị hữu ích cho xã hội và cộng đồng để làm nền tản cho sự phát triển và lợi nhuận của DN.

Mỗi DN phải tự xây dựng cho mình một bộ nguyên tắc ứng xử theo tiêu chuẩn quốc tế (code of conduct) và phù hợp với pháp luật Việt Nam để tránh những việc làm vi phạm pháp luật, vi phạm đạo lý và đạo đức kinh doanh của toàn bộ Cty. Đó là điều chủ DN cần ý thức để bảo vệ DN mình trong quá trình phát triển )

Nếu không làm được điều này DN Việt sẽ mãi mãi chôn vùi ở “ao nhà”, mơ ước ra “biển lớn” sẽ là quá xa xôi.

CEO VÕ XUÂN YÊN
CTY TNHH MVT DẦU NHỜN NANO VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...