Bất động sản phía Bắc trở thành 'điểm sáng' thị trường trong quý II/20222

Sau hơn hai năm chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, cùng với những điều kiện mới trong bối cảnh mới, thị trường bất động sản (BĐS) miền Bắc trong năm 2022 dự báo sẽ có nhiều biến chuyển về sản phẩm, xu hướng đầu tư, các điểm đến tiềm năng, trở thành "điểm sáng" thị trường cả nước trong quý II/2022.

Thị trường BĐS miền Bắc quý I/2022

Theo các chuyên gia BĐS, trong 3 tháng đầu năm, thị trường BĐS miền Bắc có sự phục hồi tích cực sau dịch COVID-19 trong mọi mặt. Về giá bán, các vùng trung tâm hiện đã thiết lập đỉnh từ cao đến rất cao. Giá chung cư tại Hà Nội tăng 4,4% so với quý IV/2021, giá đất nền tăng 10 - 20% so với cùng kỳ năm ngoái, có nơi mặt đường lớn, vị trí đẹp giá tăng tới 30 - 40%. Giá đất các xã Xuân Canh, Uy Nỗ, Đông Hội, Vĩnh Ngọc (Đông Anh, Hà Nội) thiết lập mặt bằng giá từ 40 - 150 triệu đồng/m2.

Thống kê của batdongsan.con.vn (Kênh thông tin dịch vụ BĐS số 1 Việt Nam), giá đất nền ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang cũng tăng so với cùng kỳ năm 2021 khoảng 20 - 30%. Phân khúc BĐS nghỉ dưỡng ghi nhận sự phục hồi nhanh chóng sau dịch, xuất hiện nhiều dự án nghỉ dưỡng mới tại thị trường phía Bắc. Trong đó xuất hiện nhiều điểm đến tiềm năng như: Thanh Hóa, Lào Cai, Phú Thọ, Hoà Bình… bên cạnh những thị trường quen thuộc ở khu vực miền Trung, miền Nam. Năm 2021, ghi nhận nhiều mặt bằng giá mới tại các tỉnh vùng ven như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa qua các đợt đấu giá đất. Do đó, các nhà đầu tư tìm kiếm các thị trường mới nhiều sức hấp dẫn hơn, có xu hướng dịch chuyển khỏi các lõi trung tâm tới các tỉnh ven thủ đô. Các thị trường mới như Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình nhận được nhiều sự quan tâm trong những tháng đầu năm 2022.

Dự báo thị trường BĐS miền Bắc trong quý II/2022.
Dự báo thị trường BĐS miền Bắc trong quý II/2022.

Về BĐS khu công nghiệp, tại miền Bắc cũng ghi nhận tỷ lệ lấp đầy cao kéo theo nguồn cầu về đất ở quanh các khu công nghiệp. Cụ thể, tại Bắc Ninh, tỷ lệ lấp đầy lên đến 95%, Hà Nội là 90%, Hưng Yên 89%, Hải Phòng 73%. Các tỉnh như Bắc Giang, Thái Bình cũng đang có sự tăng trưởng về tỷ lệ lấp đầy do giá cho thuê 1 chu kì đất tại miền Bắc đang hấp dẫn hơn miền Nam (Miền Bắc là 107 USD/m2/chu kỳ, còn Miền Nam là 111 USD/m2/chu kỳ).

Các vùng lõi trung tâm của Hà Nội nói riêng và các thành phố lớn tại miền Bắc nói chung hiện đã không còn nhiều quỹ đất. Chính vì thế việc chuyển dịch ra vùng ven đang được diễn ra nhanh chóng với quy mô lớn. Các sản phẩm với vị trí thuận lợi liên kết các cao tốc hoặc tuyến đường lớn đang cực kì thu hút các nhà đầu tư và người dân mua sử dụng.

Còn theo TS Phạm Anh Khôi, Kinh tế trưởng, Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường Dat Xanh Services, CEO Công ty tài chính FINA, việc Chính phủ và các địa phương đang đẩy mạnh đầu tư công theo hướng công khai, minh bạch thông tin và kiểm soát chặt chẽ hơn về pháp lý, giao dịch BĐS... đang là những yếu tố quan trọng ngăn chặn các cơn sốt đất “ảo”. Bên cạnh đó, đây cũng là giai đoạn bùng nổ của thị trường BĐS sau thời kì "đóng băng" với các tín hiệu tích cực về luật, chính sách Nhà nước và thị trường. Đơn cử, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS 2014 có hiệu lực; Chính phủ tung gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng dành cho BĐS; loại hình condotel lên ngôi nhờ sự mới lạ và hấp dẫn trong cam kết lợi nhuận của các chủ đầu tư...

Qua tìm hiểu, trong quý I/2022, thị trường BĐS phát triển ổn định, các cơn sốt đất được kiểm soát; chung cư và đất nền lên ngôi; cơ cấu nguồn cung có sự chênh lệch: Các phân khúc BĐS trung cấp thiếu cung, cao cấp thừa cung; nhà đầu tư gặp khó khi bị siết tín dụng ngân hàng dành cho BĐS; loại hình condotel lộ những điểm yếu, giảm mạnh trong giao dịch.

Nhận định triển vọng thị trường bất động sản quý II/2022

Viện nghiên cứu thị trường Dat Xanh Services (Nhà cung cấp dịch vụ BĐS và tài chính toàn diện số 1 Việt Nam) đưa ra dự báo, trong quý II/2022, thị trường BĐS phát triển ổn định, nguồn cung tại một số thị trường hiện hữu giảm do chính sách và quỹ đất hạn hẹp. Thêm vào đó, các gói đầu tư công vào hạ tầng tại Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận cụ thể là các tuyến đường vành đai 4, 5… sẽ là điểm nhấn giúp thị trường BĐS tại các tỉnh lân cận Hà Nội hấp dẫn hơn.

Thị trường tại các tỉnh có các khu công nghiệp quy mô như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hải Dương… sẽ vẫn có sự phát triển trong quý II nhờ nguồn cầu BĐS vùng ven khu công nghiệp vẫn đang là điểm sáng của thị trường. BĐS nghỉ dưỡng sẽ là phân khúc lựa chọn hút dòng tiền nhờ mở cửa sau dịch và kích cầu du lịch tại các địa phương. Sự hồi phục kinh tế cùng với nhận định về sự lạm phát, đưa BĐS trở thành kênh đầu tư hấp dẫn trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, thị trường vẫn tồn tại không ít thách thức như: Siết chặt tín dụng BĐS có thể gây tâm lý e ngại đối với nhà đầu tư khi đổ tiền vào BĐS; sự phát triển nóng và “ sốt” giá tại nhiều địa phương qua các cuộc đấu giá làm thị trường BĐS gia tăng tâm lý lo lắng chu kỳ "đóng băng" BĐS xảy ra...

Thực tế, sau nhiều “cú vấp” của thị trường, nhà đầu tư hiện nay đã trở nên nhạy bén hơn nhiều, chỉ tin tưởng vào những sản phẩm được thấy tận mắt, kiểm chứng tận nơi và các tiêu chí: Vị trí đẹp, pháp lý sạch, chủ đầu tư uy tín, thiết kế đẹp, yếu tố xanh, ứng dụng công nghệ, BĐS nghỉ dưỡng... sẽ được ưu tiên vì dễ thanh khoản, tiềm năng lớn.

Dự báo thị trường trong quý II/2022, về khu vực và phân khúc cụ thể, các chung cư thương mại vẫn sẽ giữ vững sức hút tại Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh. Đất nền và sản phẩm thấp tầng như nhà phố, biệt thự sẽ có lợi thế ở các thị trường Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Thái Bình. Cuối cùng là sản phẩm nghỉ dưỡng với các thị trường cũ và mới là Quảng Ninh, Lào Cai, Thanh Hoá, Hoà Bình, Thái Bình, Phú Thọ.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…