Bị nhiều doanh nghiệp "tố" có hành vi chiếm đoạt tài sản, Tập đoàn Đèo Cả nói gì?

Dù bị nhiều doanh nghiệp cùng làm đơn "tố" câu kết cùng các đơn vị khác có hành vi chiếm đoạt tài sản. Nhưng khi trả lời chúng tôi, Công ty Cổ phần tập đoàn Đèo Cả khẳng định không liên quan đến sự việc.

BOT Trung Lương - Mỹ Thuận: Nhiều doanh nghiệp cung cấp vật tư bị "quỵt tiền"?

Ngày 19/1/2022 dư luận xôn xao về việc đoàn xe của Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Nguyễn Vinh căng băng - rôn diễu hành trên đường để đòi nợ Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả số tiền là 13,5 tỷ đồng. Đáng chú ý, sự việc trên diễn ra ngay sau buổi lễ Thông xe kỹ thuật cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.

Ngày 22/1/2022 trong quá trình thu thập thông tin về sự việc, Phóng viên Tạp chí Thương gia được bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Nguyễn Vinh (có địa chỉ tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) cho biết sự việc diễn ra như đã nói ở trên đúng là do doanh nghiệp bà tiến hành.

Bà Thúy cho biết thêm, công trình Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là công trình trọng điểm Quốc gia, là một trong những tuyến đường huyết mạch, kết nối vùn Tây Nam Bộ với TP Hồ Chí Minh và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Công trình nêu trên do Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận làm chủ đầu tư. Công ty Cổ phần tập đoàn Đèo Cả là nhà thầu chính, Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình Tây An là nhà thầu phụ, thi công một số gói thầu trong dự án.

Nhiều doanh nghiệp căng băng rôn đòi nợ nhà thầu chính của dự án BOT Trung Lương - Mỹ Thuận
Nhiều doanh nghiệp căng băng rôn đòi nợ nhà thầu chính của dự án BOT Trung Lương - Mỹ Thuận

Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Nguyễn Vinh cùng các doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng dịch vụ Yến Thiện Lộc, Công ty TNHH MTV Tám Thanh, Công ty TNHH MTV Xây dựng huyền Trân và Công ty TNHH TMXD Phương Nam Việt là những doanh nghiệp tại địa phương chuyên cung cấp vật tư cát, đá... và để có vật tư phục vụ thi công tuyến đường Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình Tây An có ký hợp đồng kinh tế với những doanh nghiệp trên. Ban đầu, trong quá trình thực hiện thì các bên thực hiện theo đúng những nội dung của hợp đồng. Song, do tiềm lực tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình Tây An còn hạn chế nên các doanh nghiệp ở địa phương chỉ cung cấp vật tư trong phạm vi nhất định, bà Thúy nói.

Ngày 14/4/2020, Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận chủ trì cuộc họp có sự tham gia của Công ty Cổ phần tập đoàn Đèo Cả, Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình Tây An cùng những doanh nghiệp cung cấp vật tư tại địa phương. Tại buổi họp chủ đầu tư và nhà thầu chính đứng ra bảo lãnh cho nhà thầu phụ và cam kết "sẽ thanh toán trực tiếp cho các nhà cung cấp vật tư" nhằm đẩy nhanh tiếp độ cung cấp vật tư cho công trình theo tinh thần và chỉ đạo của nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc đẩy nhanh tiến độ thi công công trình phải đảm bảo cho việc thông tuyến trước ngày 31/12/2020.

Do có sự "bảo lãnh" của chủ đầu tư cũng như nhà thầu chính nên sau cuộc họp các doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc cung cấp vật tư, phía Công ty Cổ phần tập đoàn Đèo Cả cũng đã trực tiếp đứng ra thanh toán cho các doanh nghiệp cung cấp vật tư 02 lần, đến lần thứ 03 mặc dù nhà thầu phụ đã làm đề nghị thanh toán nhưng nhà thầu chính đến nay vẫn chưa thanh toán.

Theo bà Thúy, hiện doanh nghiệp của bà vẫn còn hơn 13 tỷ đồng chưa được thanh toán, trong khi đó Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng dịch vụ Yến Thiện Lộc còn hơn 4 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Tám Thanh còn hơn 3 tỷ đồng...

Theo tìm hiểu của chúng tôi mặc dù các doanh nghiệp cung cấp vật tư đã có nhiều văn bản yêu cầu thanh toán gửi cho cả chủ đầu tư, nhà thầu chính và nhà thầu phụ, nhưng đến nay đã gần 20 tháng trôi qua nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa được thanh toán.

Thời điểm này, theo phản ánh của các doanh nghiệp cung cấp vật tư cả Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, Công ty Cổ phần tập đoàn Đèo Cả là nhà thầu chính và Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình Tây An đều tìm cách né tránh và có dấu hiệu bao che, thông đồng cho nhau để chiếm đoạt tài sản của các doanh nghiệp cung cấp vật tư, bà Thúy bức xúc phản ánh.

Tập đoàn Đèo Cả khẳng định không liên quan đến số tiền nhà thầu phụ nợ Nguyễn Vinh
Tập đoàn Đèo Cả khẳng định không liên quan đến số tiền nhà thầu phụ nợ Nguyễn Vinh

Đèo Cả khẳng định không liên quan!

Liên quan đến sự việc này, ngày 23/1/2022 phía nhà thầu chính có phản hồi Tạp chí Thương gia. Theo đại diện của Công ty Cổ phần tập đoàn Đèo Cả, từ khi có sự tranh chấp của Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình Tây An và Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Nguyễn Vinh, Công ty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận - doanh nghiệp dự án (DNDA) đã cho rà soát, kiểm tra các hồ sơ công nợ của các bên trình lên. Việc nợ này hoàn toàn không liên quan đến DNDA và Công ty Cổ phần tập đoàn Đèo Cả vì đã thanh toán đầy đủ cho nhà thầu là Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình Tây An.

Thời gian qua, Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Nguyễn Vinh đã gửi văn bản đi khắp nơi, tổ chức gây rối và có những hành động gây ảnh hưởng đến DNDA và Tập đoàn Đèo Cả, có dấu hiệu kích động, vi phạm pháp luật. DNDA sẽ tổ chức làm việc giữa các bên liên quan để làm rõ trách nhiệm và nghĩa vụ yêu cầu Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Nguyễn Vinh cung cấp các chứng cứ chứng thực các nội dung khiếu nại để xem xét, đại diện nhà thầu chính cho biết.

Về phía Công ty Cổ phần tập đoàn Đèo Cả sẽ yêu cầu Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Nguyễn Vinh phải chứng minh việc Công ty Cổ phần tập đoàn Đèo Cả có nợ hay không nợ, nếu không bên nhà thầu chính sẽ đề xuất cơ quan pháp luật vào cuộc điều tra làm rõ nhằm bảo vệ quyền lợi, uy tín, hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...