BIDV báo lãi tăng 33% đạt hơn 4.500 tỷ đồng trong quý I/2022, nợ xấu tăng nhẹ

BIDV vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2022 với lợi nhuận sau thuế đạt 3.637 tỷ đồng. Đây là ngân hàng có lợi nhuận thấp nhất trong nhóm các ngân hàng quốc doanh.
BIDV báo lãi tăng 33% đạt hơn 4.500 tỷ đồng trong quý I/2022, nợ xấu tăng nhẹ

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã: BID) vừa công bố báo cáo tài chính quý I với lợi nhuận hợp nhất đạt 4.531 tỷ đồng, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.637 tỷ đồng.

Thu nhập trong kỳ phần lớn đến từ thu nhập lãi thuần mang về gần 12.826 tỷ đồng, tăng 18,4% so với cùng kỳ. Mảng kinh doanh ngoại hối ghi nhận tăng trưởng mạnh hơn 54% với 584 tỷ đồng. 

Trong khi đó, lãi thuần từ mảng dịch vụ giảm hơn 11% mang về 1.275 tỷ đồng, mảng mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ gần 2 tỷ đồng và chứng khoán đầu tư lãi 1,6 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lỗ 331 tỷ đồng), lãi thuần từ mảng hoạt động kinh doanh khác cũng giảm hơn 19%.

Ngân hàng vẫn duy trì mức trích lập dự phòng cao với chi phí dự phòng rủi ro trong kỳ đạt 7.391 tỷ đồng, tăng 3% so với quý I/2021.

Tính đến 31/3/2022, cho vay khách hàng của BIDV tăng 4,7% đạt hơn 1,41 triệu tỷ đồng, dự phòng rủi ro tăng hơn 22%. Tổng tài sản của ngân hàng tăng 4,9% lên hơn 1,84 triệu tỷ đồng, tổng huy động từ tiền gửi khách hàng tăng nhẹ 1,2% đạt gần 1,4 triệu tỷ đồng.

Đáng chú ý, tính đến hết quý 1/2022, BIDV có 12.453 tỷ đồng nợ xấu nội bảng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm tới hơn 62,8% (hơn 7.827 tỷ đồng) và tăng 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, nợ cần chú ý của ngân hàng tăng 32% lên 17.825 tỷ đồng.

Tại Đại hội đồng cổ đông diễn ra sáng 29/4, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2022 đạt 20.600 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ. Về kế hoạch tăng vốn điều lệ 2022, BIDV dự kiến tăng vốn thêm 10.623 tỷ đồng, lên 61.208 tỷ đồng (tăng 21% so với năm 2021) thông qua hai phương án.

Cụ thể, ngân hàng sẽ phát hành hơn 607 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ chia cổ tức là 12%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phần tại thời điểm chốt danh sách sẽ nhận được 12 cổ phiếu phát hành thêm.

Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 3 và quý 4/2022, trên cơ sở phê duyệt của cơ quan nhà nước có thầm quyền.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng nhà nước

Thêm bộ khung để kiểm soát rủi ro, phòng chống rửa tiền

Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về danh mục, nguyên tắc cung cấp chứng từ đối với giao dịch chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam đảm bảo đáp ứng thực tiễn nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ hoạt động thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài...

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú

Ngân hàng Nhà nước sẽ đổi mới điều hành, tiến tới bỏ cơ chế phân bổ room tín dụng

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục đổi mới biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng và triển khai lộ trình giảm dần, tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng, nỗ lực đạt tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống dự kiến 16%...

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Việc đồng USD suy yếu trong tháng 1 đã giúp giảm đáng kể áp lực lên tỷ giá, song thách thức vẫn còn khi cuộc chiến thương mại được dự báo sẽ là yếu tố hỗ trợ cho đồng USD trong thời gian tới...

Cập nhật lãi suất huy động ngân hàng LPBank tháng 2/2025

Cập nhật lãi suất huy động ngân hàng LPBank tháng 2/2025

Qua so sánh với tháng trước, biểu lãi suất huy động của ngân hàng LPBank tháng 2/2025 không có sự điều chỉnh mới. Theo đó, các khoản tiền gửi tại quầy với kỳ hạn 1 tháng đến 60 tháng được áp dụng mức lãi suất là 3,1 – 5,5%/năm…