Theo đó, ngân hàng muốn phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại giai đoạn 2018-2020. Ngày đăng ký cuối cùng để lấy ý kiến cổ đông là 22/11. Thời gian thực hiện lấy ý kiến cổ đông từ 24/11 đến 4/12.
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, cổ đông BIDV đã thông qua phương án tăng vốn tham vọng. Theo đó, BIDV muốn tăng vốn điều lệ thêm 8.304 tỷ đồng lên 48.524 tỷ đồng, tương đương tăng 20,6%.
Phương án tăng vốn gồm phát hành 207,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019 (tỷ lệ 5,2%), phát hành 281,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 (tỷ lệ 7%). Ngân hàng cũng dự kiến chào bán thêm 8,5% vốn phát hành thêm 341,5 triệu cổ phần mới bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ, tương đương 8,5% vốn điều lệ.
Tính đến cuối năm 2020, hệ số CAR của BIDV chỉ ở mức 8%, mức tối thiểu theo quy định của Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Do đó, việc chào bán cổ phần riêng lẻ và chia cổ tức bằng cổ phiếu với BIDV là rất cấp bách.
Đầu năm nay, BIDV là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống với hơn 40.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, BIDV đang lùi về vị trí thứ ba, sau VietinBank và VPBank.
Thẹo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2021, lợi nhuận trước thuế quý 3/2021 của BIDV chỉ đạt 2.673 tỷ đồng, giảm 1,1% soi với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù vậy, nhờ kết quả kinh doanh khả quan nửa đầu năm, lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 10.733 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ. Với mức lãi này, BIDV xếp thứ 6 hệ thống về lợi nhuận, đứng sau Vietcombank, Techcombank, Vietinbank, VPBank và MB.
Tại thời điểm 30/9/2021, BIDV có tổng tài sản 1,68 triệu tỷ đồng, tăng 11,2%, trong đó cho vay khách hàng tăng 9,4%. Huy động vốn của ngân hàng 9 tháng đầu năm tăng 6,8%. Tỷ lệ nợ xấu tại cuối tháng 9/2021 là 2,36%, tăng mạnh so với tỷ lệ 1,63% cuối quý 2/2021.