BIDV chưa thể có Chủ tịch HĐQT, cổ đông chê hiệu quả làm việc kém hơn Vietcombank và VietinBank

Ngày 22/4, BIDV tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017. Như thường lệ, mối quan tâm của nhà đầu tư là hiệu quả kinh doanh, chia cổ tức và sự ổn định.
BIDV chưa thể có Chủ tịch HĐQT, cổ đông chê hiệu quả làm việc kém hơn Vietcombank và VietinBank

Năng suất lao động: Áp lực lớn

Ông Trần Xuân Hoàng, Phó tổng giám đốc BIDV cho biết, cán bộ nhân viên của BIDV là 22.000 người, nhưng một trong những nguyên nhân năm 2015 và 2016 vừa qua tăng nhanh về nhân sự do thực hiện nhiệm vụ chính trị khi tiếp nhận, sáp nhập toàn bộ hệ thống MHB, khi đó tiếp nhận 3.760 người. Còn tăng từ chính hoạt động ngân hàng BIDV không quá 3% về lao động.

“Đó là gánh nặng của ngân hàng, nhưng chúng tôi vẫn hoàn thành”, ông Hoàng nói.

Ông Phan Đức Tú, Tổng giám đốc BIDV cũng thừa nhận: “Năng suất lao động quả thực là áp lực”.

Ông Tú cho biết, tính số lượng nhân viên so với mức lợi nhuận tức là năng suất đầu người tính trên lợi nhuận là không cao so với Vietcombank và VietinBank.

Với việc nhận nhiệm vụ đặc biệt, ngay khi đó là nhận khoản lỗ đầu tiên được kiểm toán xác định là 649 tỷ đồng, tiếp theo đó một danh mục tài sản 29.000 tỷ đồng cũng không giải quyết được, cùng với đó là 3.760 con người vào hệ thống BIDV, thì mức độ phát triển của BIDV cũng không theo kịp với từng đó con người, nên năng suất lao động bị kéo xuống.

“Đây là một trong những khó khăn lớn nhất của BIDV trong thời gian tới, Ban Lãnh đạo đang có phương án cấu trúc lại nguồn nhân lực, đào tạo người lao động, cải cách bộ máy nhân sự, mô hình tổ chức kinh doanh, quy trình nghiệp vụ… để đảm bảo lợi ích lớn nhất của cán bộ nhân viên. Rất mong cổ đông chia sẻ, đây là nhận nhiệm vụ đặc biệt giúp ổn định hệ thống ngân hàng, tuy có thấp hơn so với Vietcombank và VietinBank, nhưng không quá thấp trên thị trường”, ông Tú nói.

Tìm nhà đầu tư nước ngoài: Khó!

Trước câu hỏi của nhà đầu tư về việc tăng vốn thời gian tới như thế nào và câu chuyện tìm nhà đầu tư nước ngoài. Ông Phan Đức Tú cho biết, tăng vốn là rất khó và BIDV đang nỗ lực cao nhất để tăng được vốn trong năm nay. Ban Lãnh đạo cũng rất mong muốn tìm kiếm được cổ đông chiến lược và trong 4 năm qua, BIDV đã hợp tác với các định chế tài chính tại các nền kinh tế đẳng cấp. Hiện BIDV cũng đang hợp tác với một đối tác Nhật Bản và trong quá trình triển khai, BIDV đã hợp tác với đối tác này triển khai các dịch vụ, trong đó mới đây đã thành lập một liên doanh.

“Nhà đầu tư nước ngoài mua khối lượng cổ phần lớn, thì lại muốn mua giá thấp nhưng rất khó để bán giá cổ phần thấp hơn giá thị trường. Trong việc bán, ngân hàng đòi hỏi họ phải đáp ứng các yêu cầu về thời gian, nhưng lại muốn bán giá như giá bán lẻ trên sàn niêm yết là rất khó. Đây là cái khó chung cho toàn bộ hệ thống ngân hàng chứ không riêng gì BIDV”, ông Tú nói

Ông Tú cho biết thêm, về giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước, BIDV đang có room gần 30% để giảm tỷ lệ sở hữu xuống tối đa 65% theo kế hoạch của Nhà nước. Mục tiêu của Ngân hàng là xuống 65% và nếu xuống sâu hơn thì phải xin ý kiến của Nhà nước. Đối với việc chia cổ tức, BIDV chưa nhận được văn bản yêu cầu của Bộ Tài chính, vì đó là cổ đông lớn nhất. Nếu nhận được yêu cầu thì BIDV sẽ chia cổ tức 7% tiền mặt trong quý II.

“Trường hợp nếu không tăng được vốn, Ban lãnh đạo đã tính toán đầy đủ các phương án như sẽ phải cấu trúc lại các tài sản có, cấu trúc lại tài sản có rủi ro, dài hạn chênh lệch lớn để đảm bảo hệ số CAR theo chuẩn yêu cầu của Nhà nước”, ông Tú nhấn mạnh.

Tăng trưởng quý 1/2017: Đúng lộ trình

Trước quan tâm của cổ đông về kết quả kinh doanh quý I/2017, ông Tú cho biết, tín dụng tăng trưởng hơn 4%, huy động vốn tăng 3,15%, tương đương cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận đạt hơn 2.000 tỷ đồng, đạt 27% so với kế hoạch đề ra. Kết quả kinh doanh đạt đúng theo lộ trình đề ra.

“Nếu cổ đông thông qua kế hoạch của năm 2017, thì Ngân hàng sẽ đạt được mục tiêu”, ông Tú cam kết

Ông Tú thông tin thêm, tính đến 31/12/2016, tổng tài sản đạt của Ngân hàng 1.006.404 tỷ đồng, tăng trưởng 18,3% so với năm 2015, chiếm gần 14% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng, trở thành ngân hàng thương mại Việt Nam đầu tiên vượt ngưỡng 1 triệu tỷ đồng tổng tài sản.

Dư nợ tín dụng tăng trưởng ngay từ đầu năm. Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 949.940 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 751.448 tỷ đồng, tăng 17.85% so với năm 2015, chiếm 13,6% thị phần toàn ngành.

Nguồn vốn huy động tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng nguồn vốn huy động đạt 940.020 tỷ đồng, trong đó vốn huy động tổ chức, dân cư đạt 797.689 tỷ đồng, tăng 21,1% so với năm 2015, chiếm 12,5% thị phần toàn ngành. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 1,95%.

Lợi nhuận trước thuế đạt 7.709 tỷ đồng, tăng 3,2%, hoàn thành 98% mục tiêu đề ra. ROE đạt 14,7%, tỷ lệ chi trả cổ tức là 7%, bằng cổ phiếu hoặc tiền măt theo phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, 2.393 tỷ đồng (tỷ lên chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2015 trên 8,5%).

Về kế hoạch năm 2017, Ngân hàng đặt kế hoạch huy động vốn tăng trưởng 16,5%, dư nợ tín dụng tăng 16%, lợi nhuận trước thuế 7.750 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Tỷ lệ chi trả cổ tức trên 7%. ROE trên 13% ROA 5-6%.

Chưa có chủ tịch HĐQT

ĐHCĐ BIDV trình nhân sự giữ chức thành viên HĐQT BIDV nhiệm kỳ 2017 - 2022. Thành viên gồm 10 người, với 8 nhân sự giữ nguyên từ nhiệm kỳ cũ như ông Trần Anh Tuấn, thành viên phụ trách HĐQT, ông Phan Đức Tú, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc và  2 nhân sự mới là ông Lê Việt Cường và ông Bùi Quang Tiên, thành viên HĐQT.

Ông Tiên hiện đang giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ thanh toán, NHNN. Theo công văn số 2813/NHNN-TCCB ngày 21/4/2017 của NHNN về việc chấp thuận nhân sự dự kiến bầu HĐQT, ban kiểm soát BIDV nhiệm kỳ 2017 - 2022, ông Tiên được NHNN giới thiêu làm thành viên chuyên trách HĐQT BIDV và đại diện 30% vốn Nhà nước tại BIDV.

Được biết, mức thù lao cho Ban kiểm soát và HĐQT năm 2016 là 0,44% lợi nhuận sau thuế năm 2016 và dự kiến năm 2017 tối đa ở mức 0,44% lợi nhuận sau thuế năm 2017./.

Theo Nhuệ Mẫn/ĐTCK

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...