BIDV kháng cáo, không đồng ý với bản án sơ thẩm buộc phải trả 6.126 tỷ đồng cho VNCB

Liên quan đến vụ án xảy ra tại 4 ngân hàng là BIDV, Sacombank, TPBank và Ngân hàng Xây Dựng (VNCB nay là CBBank) gây thiệt hại hơn 6.126 tỷ đồng cho CBBank, nhiều tổ chức, cá nhân đã có đơn kháng cáo.
BIDV kháng cáo, không đồng ý với bản án sơ thẩm buộc phải trả 6.126 tỷ đồng cho VNCB

Cụ thể, ông Phạm Công Danh- nguyên chủ tịch VNCB và Phan Thành Mai nguyên Tổng giám đốc VNCB đều kháng cáo về phần dân sự, đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm tiếp tục xem xét thu hồi một số khoản tiền mà cấp sơ thẩm chưa xem xét.

CBBank cũng kháng cáo không đồng ý trả lại 4.500 tỷ đồng cho Phạm Công Danh theo án tuyên.

"Tương tự, BIDV cũng kháng cáo, không đồng ý với cấp sơ thẩm - buộc ngân hàng này phải trả hơn 6.126 tỷ đồng mà ông Danh đã sử dụng sau khi vay tại Sacombank, BIDV và TPBank.

Đối với cá nhân, ông Trần Quí Thanh (tập đoàn Tân Hiệp Phát) cũng có đơn kháng cáo, không đồng ý trả lại hơn 194 tỷ đồng (được cho là có nguồn gốc từ tang vật của vụ án) mà trước đó được ông Danh chuyển cho.

Trong khi đó bị cáo Trầm Bê, Phan Huy Khang, Sacombank và TPBank không có kháng cáo.

Theo cáo buộc, quá trình điều hành VNCB (2013-2014), ông Danh cần tiền trả nợ trước đó, tiền duy trì hoạt động và đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng, tăng vốn điều lệ... nhưng không thể trực tiếp vay của ngân hàng do mình làm chủ.

Ông này chỉ đạo Phan Thành Mai (Tổng giám đốc VNCB) và các bị cáo dưới quyền dùng tiền của VNCB đảm bảo cho 29 lượt công ty (do Danh thành lập, hoặc đi mượn) vay hơn 6.100 tỷ đồng tại ngân hàng Sacombank, BIDV và TPBank.

Tháng 4/2013, ông Danh gặp ông Trầm Bê và Phan Huy Khang (Tổng giám đốc Sacombank) đặt vấn đề vay vốn, bảo lãnh bằng tiền của VNCB. Biết rõ Chủ tịch VNCB và đồng phạm làm trái quy định, song ông Bê vẫn đồng ý phê duyệt cho vay với điều kiện "phải có tài sản đảm bảo là bất động sản hoặc tiền gửi tại Sacombank". Cả ba thống nhất cho ông Danh vay tối đa 1.800 tỷ đồng và dùng tiền gửi của VNCB tại Sacombank để đảm bảo.

Tương tự, ông Danh dùng các công ty do mình lập ra đặt vấn đề vay của BIDV 4.700 tỷ đồng thông qua ông Đoàn Ánh Sáng và Trần Lục Lang, tiếp tục đảm bảo bằng tiền gửi tại BIDV.

Chủ tịch VNCB mượn pháp nhân các công ty của Nguyễn Việt Hà (Tổng giám đốc Công ty cổ phần quản lý quỹ Lộc Việt), Đặng Thị Bích Thủy, Đinh Việt Cường (Giám đốc, phó Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp TPBank) vay của TPBank 1.666 tỷ đồng và sử dụng 1.700 tỷ tiền gửi của VNCB tại nhà băng này đảm bảo.

Kết quả điều tra xác định tất cả thủ tục vay vốn trên đều là giả tạo để chuyển tiền cho ông Danh sử dụng. Do các công ty của ông Danh không thể trả nợ, 3 nhà băng đã thu hồi tiền cho vay từ tiền gửi của VNCB nên không thiệt hại. Nhưng việc này đã khiến VNCB thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...