BIDV, VietinBank và Vietcombank trích lập thiếu dự phòng và phân loại nợ chưa phù hơp

Kiểm toán đề án cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011- 2015 của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho thấy, hệ thống TCTD nói chung đã từng bước được lành mạnh hóa, song vẫn còn nhiều khó
BIDV, VietinBank và Vietcombank trích lập thiếu dự phòng và phân loại nợ chưa phù hơp
Kiểm toán đề án cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011- 2015 của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho thấy, hệ thống TCTD nói chung đã từng bước được lành mạnh hóa, song vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc về xử lý nợ xấu.
Kiểm toán đề án cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011- 2015 của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, năm 2014, các ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động; 10/11 tổ chức tài chính, ngân hàng được kiểm toán kinh doanh có lãi.Song hoạt động của các tổ chức tài chính ngân hàng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và còn tồn tại, sai phạm trong công tác quản lý.Tính đến 31/12/2014, tổng nợ xấu toàn hệ thống TCTD là 145,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,25% tổng dư nợ, giảm 0,36% so với năm 2013.Trong đó, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cao và tăng nhanh (tại 31/12/2014 là 11,05%, tăng 68% so với năm 2013).Việc xử lý nợ xấu của các TCTD chủ yếu qua Công ty Quản lý tài sản các TCTD (VAMC) nhưng việc xử lý của VAMC vẫn chưa hiệu quả. Năm 2014, VAMC chỉ xử lý được 28 khoản nợ tương ứng 627 tỷ đồng trong tổng số 96.455 tỷ đồng nợ xấu đã mua.Bên cạnh đó, các TCTD phân loại nợ chưa phù hợp, trích lập thiếu dự phòng rủi ro tín dụng, cho vay không đúng quy định nên chưa thu hồi được nợ. Cụ thể, VietinBank trích lập dự phòng thiếu 20,5 tỷ đồng; BIDV thiếu 36,5 tỷ đồng; Vietcombank thiếu 41,3 tỷ đồng. Các nhóm nợ của 3 ngân hàng này cũng được Kiểm toán Nhà nước điều chỉnh lại.Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cân đối giữa huy động và sử dụng vốn chưa phù hợp, dẫn đến tồn đọng vốn lớn (số dư tiền gửi có kỳ hạn bình quân năm 2014 tại các TCTD là 13.226 tỷ đồng), làm gia tăng cấp bù chênh lệch lãi suất từ ngân sách Nhà nước. Ngân hàng Chính sách xã hội có nhiều khoản nợ đến hạn phải xin gia hạn hoặc chuyển nợ quá hạnCông ty Chứng khoán MHB (MHBS) vi phạm các quy định trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, dẫn đến nợ tồn đọng nhiều, khó có khả năng thu hồi, kinh doanh thua lỗ không có nguồn để trả trái phiếu đến hạn 400 tỷ đồng…Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước mới công bố, tính đến cuối tháng 6/2016, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 2,58%, giảm so với mức 2,78% vào tháng 5-2016. Theo số liệu do các TCTD và VAMC báo cáo, tổng các khoản nợ xấu được xử lý trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 59,71 nghìn tỷ đồng (giảm 14,55% so với cùng kỳ năm trước).

Theo Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...