Bitcoin vẫn chưa có “thân phận” rõ ràng, nguy cơ người mua bị thiệt

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng cho rằng, Bitcoin vẫn chưa có “thân phận” rõ ràng, người đầu tư có thể bị thiệt hại vì tiền ảo.
Bitcoin vẫn chưa có “thân phận” rõ ràng, nguy cơ người mua bị thiệt

Chia sẻ tại buổi tọa đàm về tình hình kinh tế vi mô năm 2017 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức tại Hà Nội ngày mới đây, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, cho biết nhà đầu tư tiền ảo Bitcoin có thể đã mua được nhà lầu xe hơi.

TS. Hiếu nhấn mạnh, chuyện nhà đầu tư giàu lên nhờ Bitcoin là có thật bởi thị trường tiền ảo này rất sôi động và trong năm 2017 giá Bitcoin đã tăng 15 lần.

"Vấn đề là chúng ta có kiểm soát được Bitcoin hay không? Tới đây, liệu người sử dụng Bitcoin có thể bị bắt không?”, TS. Hiếu đặt câu hỏi và nhấn mạnh thêm rằng nếu chỉ trao đổi, tặng Bitcoin cho nhau thì không sao. Nhưng nếu mua bán Bitcoin hay dùng đồng tiền kỹ thuật số này để thanh toán thì mới có vấn đề.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, hiện Bitcoin vẫn chưa có “thân phận” rõ ràng, câu hỏi rằng, bitcoin là tiền hay hàng hóa hữu hình, vô hình vẫn còn để ngỏ.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng

Trong khi đó, trên thực tế hàng trăm ngàn người vẫn đang “chơi” Bitcoin và nguy cơ thiệt hại từ đồng tiền mã hóa này là hoàn toàn có thể, ông Hiếu cảnh báo, đồng thời đề xuất cần phải mau chóng có cách ứng xử phù hợp với Bitcoin.

Mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa giao các bộ, ngành của Chính phủ nhanh chóng rà soát, đề xuất phương án quản lý kinh tế trên một số lĩnh vực ngay trong tháng 1/2018, trong đó có đề cập đến việc siết chặt quản lý Bitcoin.

Cụ thể, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẩn trương nghiên cứu, đề xuất việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để quản lý tiền ảo tại Việt Nam theo chỉ đạo tại Quyết định số 1255/QĐ-TTG ngày 21/8/2017, và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/1/2018.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã giao NHNN trong tháng 8/2018 phải hoàn thành rà soát, nghiên cứu, đề nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử trình Thủ tướng xem xét.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về thuế đối với tài sản ảo, tiền ảo. Nhiệm vụ này phải hoàn thành vào tháng 6/2019.

Bộ Công an chủ trì nghiên cứu, đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm hình sự liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm hình sự về gian lận, rửa tiền, tài trợ khủng bố và các tội phạm khác liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo vào tháng 9/2019.

Trần Ngọc/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...