BNP Paribas thoái sạch 18,68% vốn khỏi OCB

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa cho biết, cổ đông ngoại chiến lược BNP Paribas đã chính thức thoái toàn bộ vốn và không còn là cổ đông của OCB.
BNP Paribas thoái sạch 18,68% vốn khỏi OCB

Cụ thể, BNP Paribas (Pháp) đã thoái hết hơn 74,705 triệu cổ phiếu OCB, tương đương 18,68% vốn điều lệ. Giao dịch được thực hiện vào ngày 26/12/2017. Hiện, thông tin về bên nhận chuyển nhượng chưa được công bố.

BNP Paribas chính thức nhận sổ cổ đông và trở thành cổ đông chiến lược chiếm 10% vốn điều lệ của OCB từ ngày 22/02/2008. Lúc này, trào lưu trào lưu kết hợp đối tác chiến lược nội – ngoại trong ngành ngân hàng đang rất sôi động.

Một năm sau đó, tháng 02/2009, OCB nâng tỷ lệ sở hữu của BNP Paribas lên 15%. Đến năm 2011, tỷ lệ sở hữu cổ phần OCB của đối tác chiến lược này được nâng lên 20% vốn điều lệ của OCB lúc đó.

Ngoài việc trở thành cổ đông chiến lược của OCB, BNP Paribas cũng đã tham gia tài trợ tài chính và nguồn nhân lực cho ngân hàng này.

Giữa tháng 12/2017, OCB đã thông báo chốt tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại OCB là 23,66% vốn.

Tuy nhiên, ngay sau khi BNP Paribas hoàn thành việc thoái vốn tại OCB, tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng này là 4,98%.

Liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài tại OCB, cách đây không lâu Quỹ VinaCapitalVietnam Opportunity Fund (VOF, thuộc VinaCapital) công bố đã đầu tư khoảng 11 triệu USD vào OCB, tương đương tỷ lệ sở hữu dưới 5% vốn.

Mới đây, Vietcombank đã đấu giá thành công bán được 13,3 triệu cổ phiếu OCB trong gần 19 triệu cổ phiếu rao bán. Mức giá đấu thầu bình quân là 13.005 đồng/cp. Ước tính với mức giá này, BNP Paribas thu về khoảng 971 tỷ đồng.

Ước tính lấy giá bán thành công cổ phần OCB mà Vietcombank nắm giữ, tổng giá trị trên 74,705 triệu cổ phần OCB mà BNP Paribas đã thoái vốn thu về khoảng 971 tỷ đồng.

Trên thị trường OTC, mức giá đặt mua cao nhất của cổ phiếu OCB là 16.000 đồng/cp.

>> Vietcombank thu về hơn 170 tỷ đồng dù “ế” cổ phần OCB

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Động lực tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng được dự báo nhờ vào các yếu tố như tín dụng mạnh mẽ, đặc biệt là sự hồi phục của thị trường bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay nhà ở, cùng với sự phục hồi của nhóm khách hàng cá nhân…

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Theo dự báo của ông Trần Ngọc Báu, Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ hạ lãi suất, hạ nhanh hay chậm thế nào phụ thuộc sẽ vào câu chuyện dịch chuyển vốn ngoại, và lãi suất ở đây là cả trên thị trường 1 (thị trường dân cư) và thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng)...