Bộ Công Thương đề xuất 2 phương án điều hành giá xăng dầu

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Nghị định 95 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Theo quy định của Nghị định 95, kỳ điều hành giá xăng dầu bán lẻ trong nước giữa hai kỳ là 10 ngày, vào các ngày 1, 11 và 21 hàng tháng.

Bộ Công Thương cho rằng, thời gian qua, thời gian điều hành như trên “vẫn phù hợp, không phải là nguyên nhân thiếu hụt nguồn cung xăng dầu vừa qua".

Tuy nhiên, qua ý kiến từ một số đơn vị, và chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã đề xuất hai phương án thay đổi điều hành giá xăng dầu để lấy ý kiến trong dự thảo lần này.

Điều hành giá xăng dầu
Mặc dù đề xuất phương án rút ngắn thời gian điều hành giá xăng dầu xuống còn 7 ngày nhưng Bộ Công Thương vẫn nhấn mạnh rằng, phương án này không hẳn mang lại "thế chủ động" cho các doanh nghiệp nhận định - Ảnh minh hoạ: Internet

Phương án 1 là giữ nguyên theo quy định của Nghị định 95. Phương án 2 là rút ngắn thời gian điều hành, công bố giá xăng dầu xuống 7 ngày, quy định vào một ngày cụ thể trong tuần.

Tại phương án 2, nếu ngày điều hành sẽ vào thứ năm hằng tuần. Tuy nhiên, lịch này trùng vào ngày nghỉ Lễ mùng 1, mùng 2 và mùng 3 Tết Nguyên Đán năm 2023, thì sẽ được chuyển sang ngày mùng 4. Bộ Công thương sẽ đảm bảo giá xăng dầu bám sát hơn với diễn biến trên thị trường thế giới.

Theo Bộ Công Thương, việc điều hành kể cả vào ngày nghỉ lễ nhằm tránh giá có biến động lớn, ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này.

Việc rút ngắn thời gian giữa các kỳ điều hành giá xăng dầu vốn đã được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp kiến nghị trước đó. Các chuyên gia cho rằng, việc điều hành giá xăng dầu như hiện nay sẽ chậm nhịp và khó thích ứng trước những biến động mạnh ủa thị trường xăng dầu thế giới. Đây là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp xăng dầu càng bán càng lỗ.  

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng "phản pháo" và nêu lên một số nhược điểm khi rút kỳ điều hành xuống 7 ngày. Cụ thể, thời gian nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam (từ lúc đặt hàng tới khi về đến cảng) khoảng 10-15 ngày, nên khi thị trường bất ổn theo xu hướng bất lợi, doanh nghiệp sẽ lại có ý kiến. Bởi việc này có thể ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp vì họ khó đoán định được giá trong nước khi nhập khẩu xăng dầu, nhất là lúc chu kỳ giá đi xuống.

Có thể bạn quan tâm