Theo Bộ Công Thương, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã làm thay đổi nhận thức của doanh nghiệp cung ứng cũng như người tiêu dùng Việt về hàng xuất xứ trong nước.
Vì thế, để chương trình Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt được lan tỏa sâu rộng và hiệu quả hơn nữa, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và ứng dụng thương mại điện tử trong các hoạt động mua sắm hàng Việt Nam theo hình thức phù hợp với tình hình mới.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ tổ chức thực hiện chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam", "Tinh hoa hàng Việt Nam" năm 2022.
Bộ Công Thương thông tin, hiện nay hàng Việt đã chiếm tỷ lệ hơn 90% trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước, còn tại các hệ thống siêu thị nước ngoài ở Việt Nam, tỉ lệ này chiếm từ 60 - 96%.
Tại kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm từ 60% trở lên.
Đặc biệt, kể từ sau dịch COVID-19 đến nay đã có 76% người tiêu dùng Việt Nam chuộng hàng nội địa, nhất là những sản phẩm đã có thương hiệu, bảo đảm chất lượng và tốt cho sức khỏe.
Việc xây dựng các mô hình này không chỉ giúp đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa, mà còn góp phần thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.
Bộ Công Thương đánh giá, phần lớn các mô hình đều đang phát huy hiệu quả và thu hút dông đảo người dân tới mua sắm.
Theo Ban chỉ đạo Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, nhờ các hoạt động kể trên, sức mua của người tiêu dùng đối với hàng Việt ngày càng tăng cao và có tới hơn 90% người tiêu dùng tự xác định khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
75% người tiêu dùng khuyên người thân trong gia đình, bạn bè nên mua hàng Việt; tỷ trọng hàng Việt tại các chợ chiếm trên 70%...
Để chương trình Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt được lan tỏa sâu rộng và hiệu quả hơn nữa, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và ứng dụng thương mại điện tử trong các hoạt động mua sắm hàng Việt Nam theo hình thức phù hợp với tình hình mới.
Điều này nhằm nâng cao vị thế của hàng Việt Nam, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho các sản phẩm Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới để phục vụ người tiêu dùng Việt Nam, hướng tới đưa hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam và tự hào sử dụng hàng Việt Nam.