Bộ Tài chính kiên quyết giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để "giảm sốc" cho thị trường

Khi nhiều ĐBQH đề nghị không tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và nhiều bộ ngành khác lại có ý kiến ngược lại.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Tại phiên Thảo luận về dự án Luật Giá (sửa đổi) chiều nay (11/11), Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Bộ Công Thương và các bộ ngành đều đồng tình giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, giá xăng dầu tăng lên ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, sản xuất kinh doanh, kinh tế vĩ mô. Vì vậy, giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu giúp giảm mức độ "sốc" cho thị trường khi giá xăng tăng. 

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, hiện Nhà nước sử dụng 5 công cụ để điều chỉnh giá xăng bao gồm: Thuế, chi phí định mức, nguồn cung, thông qua cấp phép để xây dựng bộ máy và Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

"Càng nhiều công cụ để đảm bảo điều chỉnh và giảm sốc giá xăng, dầu phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất kinh doanh và cuộc sống của người dân là một điều rất cần thiết”, Bộ trưởng Tài chính khẳng định. 

Tại phiên thảo luận, đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cho biết, việc bình ổn giá là can thiệp vào hoạt động của thị trường, tuy nhiên chỉ ở một vài thời điểm nhất định và trong một vài trường hợp nhất định mới thực hiện quyền năng này.

Những gì đang diễn ra cho thấy cần phải có những sự điều chỉnh thật sự phù hợp trong việc bình ổn giá, xác định mục tiêu để cho thị trường được ổn định, nhưng cũng cần phải bảo đảm lợi ích, quyền của doanh nghiệp đặc biệt là khi doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khẳng định, càng nhập thì càng lỗ.

Đại biểu Vũ Tuấn Anh (đoàn Phú Thọ) cho rằng, quỹ bình ổn giá đã giúp cho giá cả hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, việc sử dụng quỹ bình ổn giá trong thời gian qua cho thấy việc vận hành còn có những hạn chế.

Theo đại biểu Vũ Tuấn Anh, chỉ sử dụng quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng dầu, không lập quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng khác. Ngoài ra, cần công khai minh bạch việc sử dụng quỹ bình ổn giá, kèm theo đó là kiểm soát nguồn cung cầu. 

Theo ý kiến của nhiều đại biểu quốc hội, xét về bản chất, giá cả hàng hóa, dịch vụ thực hiện trích quỹ bình ổn giá vẫn vận hành theo cơ chế thị trường, tăng hay giảm vẫn phụ thuộc vào thị trường. Khi sử dụng công cụ quỹ bình ổn giá sẽ tác động làm giá cả tăng chậm hơn hoặc giảm chậm hơn. Nếu sử dụng được biện pháp bình ổn giá khác như thông qua điều hòa, kiểm soát cung cầu quy định tại Khoản 3, Điều 20 của dự thảo luật thì không cần thiết phải sử dụng công cụ quỹ bình ổn giá.

Xem thêm

Yêu cầu cung ứng đủ vốn cho doanh nghiệp đầu mối xăng dầu

Yêu cầu cung ứng đủ vốn cho doanh nghiệp đầu mối xăng dầu

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng chủ động cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu phục vụ việc mua xăng dầu trong nước và nhập khẩu theo hạn mức đã được giao.

Có thể bạn quan tâm

Giá xăng giảm lần thứ 3 liên tiếp

Giá xăng tiếp tục giảm lần thứ 3 liên tiếp

Trong bối cảnh giá xăng thế giới đang trên đà chinh phục đỉnh mới, giá bán lẻ xăng trong nước lại có xu hướng ngược lại khi tiếp tục được liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm trong kỳ điều hành tuần này…

Giá vàng thế giới nóng lên trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Giá vàng thế giới nóng lên trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Giá vàng thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch quốc tế khi nhà đầu tư tận dụng cơ hội mua vào trước thời điểm bầu cử tổng thống Mỹ và hàng loạt dữ liệu kinh tế sắp công bố. Trong nước, giá vàng vẫn duy trì ở mức cao, chênh lệch khoảng 2,4 triệu đồng/lượng so với giá thế giới…

Giá xăng giảm tiếp trong kỳ điều hành tuần này

Giá xăng, dầu tiếp tục giảm

Trong kỳ điều hành mới của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng dầu tiếp tục giảm, giá mới được áp dụng từ 15h chiều nay...