Bộ Công Thương thông qua phương án thoái vốn của EVN tại EEMC

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, Bộ Công Thương cũng đã thông qua phương án chuyển nhượng vốn của EVN tại Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh. Hiện Tập đoàn đang thực hiện các thủ tục để bán
Bộ Công Thương thông qua phương án thoái vốn của EVN tại EEMC

Giữa tháng 3/2018, EVN đã thông báo bán toàn bộ 13.131.632 cổ phiếu TBD, tương đương 46,58% vốn điều lệ của EEMC. Phương thức giao dịch là khớp lệnh theo quy định của sàn UPCoM, hình thức đặt lệnh trực tuyến trên tài khoản giao dịch chứng khoán của EVN.

Mức giá bán được tính theo giá bán của ngày thực hiện giao dịch là giá trần của phiên dịch (biên độ giao dịch trên sàn UPCoM là 15%), nhưng không thấp hơn giá giao dịch bình quân trên thị trường của cổ phiếu TBD tại các phiên gần nhất với ngày công bố và không thấp hơn 37.100 đồng/cổ phiếu.

Theo kế hoạch, EVN sẽ chia số lượng 13.131.632 cổ phiếu TBD để bán trong 6 phiên giao dịch. Thời gian thực hiện dự kiến từ ngày 2/4 – 27/4/2018. Tuy nhiên, kế hoạch này sau đó không thành do cổ phiếu TBD biến động bất thường, giá cổ phiếu tăng quá cao. 

Hồi tháng 5/2018, Công ty TNHH Hyosung Việt Nam, đơn vị thành viên của Tập đoàn Hyosung Hàn Quốc đã có thư đề nghị gửi EVN về việc mua thỏa thuận trọn lô cổ phiếu của EEMC.

Nhưng cho đến nay, Bộ Công Thương vẫn chưa quyết định vì vẫn còn đang tính toán phương án nào có lợi nhất sau khi thoái vốn. 

Hiện, EVN đã thoái toàn bộ vốn tại Công ty CP Cơ điện Thủ Đức, thu về 77,5 tỷ đồng, thặng dư 31,56 tỷ đồng.

Ngoài ra, EVN cũng đang xem xét trình Bộ Công Thương phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn và giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá cổ phần tại Công ty CP Phong Điện Bình Thuận và Công ty Tài chính CP Điện lực.

Ngoài ra, về tiến độ thoái vốn và tái cơ cấu doanh nghiệp, EVN đang thực hiện quyết toán cổ phần hóa Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) và bàn giao vốn, tài sản cho Công ty Cổ phần; tiếp tục triển khai các bước cổ phần hóa các Tổng Công ty Phát điện EVNGENCO 1 và 2; hoàn thành thoái vốn Công ty Tài chính CP Điện lực (EVNFinance)...

>> TBD – Tăng gấp đôi sau thông tin EVN thoái vốn

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…