Bộ Tài chính "lại" đề xuất giải pháp thúc đẩy cổ phần hoá DNNN

Tính đến hết tháng 7/2020, mới chỉ có 37/128 doanh nghiệp được tiến hành cổ phần hóa, bằng 28% kế hoạch đề ra. Tiến độ cổ phần hóa chậm đang khiến Bộ Tài chính một lần nữa phải đề xuất các giải pháp để thúc đẩy tiến trình này.
Bộ Tài chính "lại" đề xuất giải pháp thúc đẩy cổ phần hoá DNNN

Nhằm đẩy nhanh lộ trình cổ phần hóa, thoái vốn từ nay đến hết năm 2020, Bộ Tài chính đã đề xuất một số giải pháp như: tiếp tục quán triệt và hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của DNNN, về sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn theo đúng định hướng, yêu cầu, giải pháp và nhiệm vụ tại Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN và Nghị quyết số 60/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội, các chỉ đạo liên quan của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí phân loại DNNN giai đoạn 2021 -2025; ngành nghề lĩnh vực thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn...

Mặt khác cần xây dựng Đề án cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2021 - 2025, trọng tâm là các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, làm cơ sở tiếp tục triển khai cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN để DNNN là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

Đặc biệt trong khâu tổ chức thực hiện, Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, DNNN một số nội dung trọng tâm, trong đó:

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước căn cứ chức năng, nhiệm vụ kịp thời nghiên cứu, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) khẩn trương xây dựng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án thoái vốn để đảm bảo nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp vào NSNN theo yêu cầu của Quốc hội.

Đồng thời, tăng cường công tác chấp hành kỷ luật kỷ cương về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa, thoái vốn tại DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường, mang lại hiệu quả, lợi ích cao nhất cho nhà nước.

Bên cạnh đó, tiếp tục tập trung xử lý các dự án thua lỗ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương theo hướng cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện vốn tại doanh nghiệp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật chịu trách nhiệm phê duyệt, quyết định theo thẩm quyền các phương án xử lý. Đối với cơ quan quản lý nhà nước căn cứ chức năng nhiệm vụ kịp thời nghiên cứu, hoàn thiện thể chế để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách trong việc xử lý đối với 12 dự án.

Hiện nay, mặc dù tình hình dịch bệnh ở trong nước đã bước đầu được kiểm soát nhưng Chính phủ vẫn đang tiếp tục thực hiện các biện pháp thận trọng trong việc mở cửa lại nền kinh tế, đồng thời tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn chưa có chiều hướng thuyên giảm, đặc biệt là tại các nước là đối tác, thị trường quan trọng của Việt Nam.

Trong thời gian tới, các Bộ, ngành, địa phương, DNNN cần phục hồi từng bước nền kinh tế kết hợp với tiếp tục thận trọng trong công tác chống dịch, đồng thời tiếp tục cơ cấu lại các DNNN để nắm bắt thời cơ tiếp cận chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong khu vực và thế giới.

Những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp thuộc danh sách phải thực hiện cổ phần hóa trong năm 2020 như: Thành phố Hà Nội cổ phần hóa 13 doanh nghiệp (04 Tổng công ty), chiếm 14% kế hoạch; Thành phố Hồ Chí Minh cổ phần hóa 38 doanh nghiệp (11 Tổng công ty), chiếm 40% kế hoạch; Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa 06 doanh nghiệp (03 Tập đoàn, 03 Tổng công ty); Bộ Công Thương cổ phần hóa 04 doanh nghiệp (03 Tổng công ty, trong đó đã công bố giá trị 01 Tổng công ty); Bộ Xây dựng cổ phần hóa 02 Tổng công ty.

Việc triển khai kế hoạch cổ phần hóa còn gặp nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa quy mô lớn như: VNPT, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, Mobifone, Argibank… hiện vẫn chưa hoàn thành phê duyệt phương án sử dụng đất để có thể tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp.

Xem thêm

Hà Nội hoàn thành thoái vốn đầu tư tại 24 DNNN

Hà Nội hoàn thành thoái vốn đầu tư tại 24 DNNN

Đối với kế hoạch cổ phần hóa giai đoạn 2016-2020, Hà Nội đã rà soát 254 địa điểm nhà đất, thu hồi 73 địa điểm, giao doanh nghiệp tiếp tục sử dụng sau cổ phần hóa 181 địa điểm.

Có thể bạn quan tâm

Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư

Chính thức thành lập thành phố Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình

Với vị trí địa lý thuận lợi và những giá trị di sản văn hóa độc đáo, “thành phố mới” Hoa Lư hứa hẹn sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình…

VACOD-HBA vươn ra biển lớn, tạo “cơ hội vàng” cho cộng đồng doanh nghiệp

VACOD-HBA vươn ra biển lớn, tạo “cơ hội vàng” cho cộng đồng doanh nghiệp

Đoàn công tác VACOD-HBA vừa kết thúc chuyến công tác dài ngày hết sức thành công tại Nga. Chuyến đi không chỉ đơn thuần thắt chặt quan hệ giao lưu hữu nghị mà còn tiếp tục khẳng định quyết tâm của VACOD-HBA trong việc tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường tại một cường quốc thế giới như Nga...