"Nóng" thoái vốn tại các công ty tài chính 6 tháng cuối năm

Thị trường tài chính cuối năm được dự báo sẽ sôi động hơn trước làn sóng các ngân hàng mẹ thoái vốn khỏi các công ty tài chính tiêu dùng, đặc biệt còn có thương vụ bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại.
"Nóng" thoái vốn tại các công ty tài chính 6 tháng cuối năm

Đại hội cổ đông của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) mới đây đã thông qua kế hoạch thoái vốn khỏi Công ty Tài chính SHB Finance (SHBFC). Dự kiến, thương vụ bán vốn này sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn lớn cho ngân hàng này trong bối cảnh áp lực tăng vốn vẫn đè nặng lên hệ thống ngân hàng Việt Nam trong năm 2020.

SHBFC có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng do SHB sở hữu 100% vốn - một trong những công ty được cấp vốn cao nhất trên thị trường. Trước thời điểm sáp nhập, SHBFC tiền thân là công ty tài chính Vinaconex Vietel - một công ty tài chính tốt và lành mạnh trên thị trường. Do quy định cơ cấu hệ thống các công ty tài chính của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, công ty này đã lựa chọn SHB là đối tác chính trong việc sáp nhập. Mặc dù mới đi vào hoạt động chính thức được gần 2 năm, song SHBFC đã có những kết quả đáng tự hào so với các công ty cùng "tuổi đời" trong ngành.

Năm 2019, tổng tài sản của SHBFC đạt gần 3.300 tỷ đồng, tăng trưởng gấp 2,75 lần so với năm 2018. Trong đó dư nợ đạt 2.700 tỷ đồng, gấp 3,8 lần so với năm 2018. Lợi nhuận đạt gần 107 tỷ đồng.

Ngay từ đầu năm 2020, Hội đồng Quản trị SHB đã làm việc với các nhà tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới thống nhất thành lập và triển khai 3 dự án chiến lược bao gồm: Ban dự án chiến lược phát triển ngân hàng, Ban dự án hiện đại hóa ngân hàng và Ban dự án tái cấu trúc quản trị và quản lý điều hành nhằm định hướng chiến lược phát triển khác biệt và bền vững trong trung và dài hạn của Ngân hàng cũng như chiến lược hiện đại hóa Ngân hàng hướng tới Ngân hàng số.

Thông qua việc  thoái vốn SHBFC cho đối tác chiến lược lớn nước ngoài cùng các dự án chiến lược phát triển, mục tiêu SHB hướng tới là một ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại hàng đầu Việt Nam đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, vươn tầm khu vực và thế giới.

Trước đó, tại đại hội cổ đông của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), ngân hàng này cũng cho biết có thể sẽ thoái tới 49% số vốn tại Công ty Tài chính FE Credit. Đối với lộ trình bán cổ phần tại FE Credit, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị của VPBank cho biết ngân hàng đã tiếp xúc với các đối tác và nhà đầu tư trong nhiều năm qua, tuy nhiên quá trình đàm phán đã tạm dừng do dịch Covid-19.

Theo ông Dũng, quá trình đàm phán này sẽ được nối lại và trong thời gian gần VPBank sẽ đạt được mục tiêu IPO đề ra cho FE Credit bởi đây gần như là một công ty tài chính tiêu dùng duy nhất trên thị trường Việt Nam có mức độ hấp dẫn lớn nhất trong ngành.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...