Bộ Tài chính muốn “quản” chia cổ tức tại các ngân hàng

Người đại diện vốn tại ngân hàng phải thống nhất việc phân chia lợi nhuận để đưa ra biểu quyết tại ĐHCĐ, tránh lùm xùm tranh cãi như thời gian qua.
Bộ Tài chính muốn “quản” chia cổ tức tại các ngân hàng

Chiều 29/6, Bộ Tài chính đã tổ chức cuộc họp báo chuyên đề về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp. Hiện, Bộ Tài chính đã chủ trì, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Nội dung đáng chú ý là Bộ Tài chính trình Chính phủ bổ sung tại dự thảo Nghị định quy định: Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước phải báo cáo xin ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu và sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu đã thống nhất với Bộ Tài chính việc phân chia phần lợi nhuận còn lại để tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.

Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục Tài chính Doanh nghiệp, dự thảo bổ sung quy định về trách nhiệm của người đại diện vốn nhà nước trong việc thu cổ tức, lợi nhuận được chia vào Ngân sách nhà nước nhằm tăng cường xử lý trách nhiệm thu hồi các khoản lợi tức này. Điều này nhằm tránh trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định để lại doanh nghiệp và điều chỉnh tăng vốn điều lệ.

Quy định này cũng được áp dụng tương tự quy định đối với người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp là ngân hàng thương mại cổ phần tại Nghị định số 57/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ và thực tế điều hành việc này của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn tại một số doanh nghiệp cổ phần thời gian qua.

Theo ông Đặng Quyết Tiến, quy định này được đưa vào sau khi xảy ra tranh cãi gay gắt giữa Bộ Tài chính muốn thu hồi cổ tức, lợi nhuận, song một số ngân hàng muốn giữ lại lợi nhuận, không chia cổ tức để tăng vốn. Nếu tiếp tục tăng vốn thì nhà nước sẽ càng tăng quy mô sở hữu vốn tại doanh nghiệp.

Trong khi đó, theo ông Tiến, một số trường hợp còn phải thoái vốn, không được tăng quy mô vốn sở hữu. Do đó, quy định mang tính ràng buộc trách nhiệm của người đại diện vốn nhà nước sẽ đảm bảo lợi ích của Nhà nước khi giờ công khai luôn là phải chia, còn không muốn chia phải có ý kiến.

Thời gian qua, Bộ Tài chính liên tục gặp phải vướng mắc khi thu hồi khoản cổ tức, lợi nhuận ở các ngân hàng còn vốn nhà nước như BIDV, Vietinbank và Vietcombank. Các nhà băng đều muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Song Bộ Tài chính nhất quyết yêu cầu NHNN chỉ đạo người đại diện vốn nhà nước tại ngân hàng phải biểu quyết chia cổ tức bằng tiền mặt, nộp về ngân sách nhà nước.

Trước sức ép thu đòi cổ tức, các ngân hàng đã phải thống nhất chia cổ tức bằng tiền và nộp về ngân sách. Cụ thể, BIDV chốt chia cổ tức tiền mặt là 8,5%, Vietinbank chia cổ tức 7%.

Tổng số tiền chia cổ tức năm qua của 3 ông lớn ngân hàng vượt hơn 6.000 tỷ đồng.

>> Buồn vui chuyện cổ tức ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV và ông Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốc VRG đại diện hai đơn vị ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Việc BIDV và VRG cùng nhau hợp tác trong giai đoạn 2024 - 2029 hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên, cũng như góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước...

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...