Bộ Tài chính sẽ thanh tra, kiểm tra 10 doanh nghiệp bảo hiểm

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết Bộ Tài chính sẽ thanh tra, kiểm tra 10 doanh nghiệp bảo hiểm...
Bộ Tài chính sẽ thanh tra, kiểm tra 10 doanh nghiệp bảo hiểm

Chiều 4/7, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ, cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và nửa đầu năm 2023. Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đã thông tin về kế hoạch triển khai thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ theo yêu cầu của Quốc hội.

Cụ thể, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết, Nghị quyết của Quốc hội đã ban hành, Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ triển khai một cách nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Quốc hội.

"Chúng tôi sẽ có kế hoạch triển khai nội dung yêu cầu về thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm, trong đó tập trung vào bảo hiểm liên kết đầu tư", Thứ trưởng Bộ Tài chính thông tin.

Theo ông Chi, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường bảo hiểm không phải khi có Nghị quyết của Quốc hội mới thực hiện mà đây là một trong những chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính. Khi thị trường bảo hiểm có phát sinh khi có những thông tin phản ánh từ thị trường, từ các cơ quan báo chí, Bộ Tài chính đã triển khai công tác thanh tra.

doanh nghiệp bảo hiểm
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi

Ngày 30/6 vừa qua, Bộ Tài chính đã công bố kết quả thanh tra đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có hoạt động liên kết với ngân hàng. Những kết quả thanh tra cũng đã được công khai.

"Chúng tôi đang triển khai theo quy trình thanh tra, sau một thời gian sẽ tiếp tục xử lý nghiêm các vi phạm của những công ty này", ông Chi nhấn mạnh.

Về kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho hay, từ nay tới hết năm 2023, Bộ Tài chính sẽ thanh tra, kiểm tra 10 doanh nghiệp bảo hiểm. Trong đó thanh tra 5 doanh nghiệp bảo hiểm (3 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ), kiểm tra với 5 doanh nghiệp bảo hiểm (3 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ).

Ông Chi nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ tập trung vào việc liên kết trong hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng, hướng đến các nội dung thanh tra theo Nghị quyết của Kỳ họp thứ 5".

Bộ Tài chính cũng sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để thực hiện việc thanh kiểm tra, giám sát tại 2 lĩnh vực các tổ chức tín dụng cũng như kinh doanh bảo hiểm để làm sao có được thị trường bảo hiểm đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.

Thứ trưởng Chi cũng cho biết, 6 tháng cuối năm, Bộ Tài chính cũng sẽ xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra thị trường bảo hiểm trong năm 2024.

Trước đó, tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV yêu cầu thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ, tập trung vào loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư. Đây là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm của dư luận trong thời gian qua.

Chiều 30/6, Bộ Tài chính đã phát đi thông tin về kết quả thanh tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm, gồm: Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential (Prudential), Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas (MB Ageas), Công ty Bảo hiểm nhân thọ Sun Life (Sun Life) và Công ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ BIDV Metlife (BIDV Metlife).

Kết quả công tác thanh tra cho thấy việc bán bảo hiểm qua kênh đại lý là các ngân hàng còn nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới. Bộ Tài chính chỉ ra 4 hành vi vi phạm điển hình tại các doanh nghiệp bị thanh tra.

Cụ thể, không tư vấn trực tiếp cho khách hàng hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ yêu cầu theo quy định của doanh nghiệp; không đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm; cho người khác (đại lý cá nhân khác, nhân viên ngân hàng) sử dụng ipad, mã số đại lý để hướng dẫn khách hàng nhập thông tin; không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn…

Bộ Tài chính nhấn mạnh: “Đây là những hành vi sai phạm sẽ được Bộ Tài chính xem xét xử phạt hành chính theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh và tạo sự răn đe đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Các quyết định xử phạt sau khi ban hành sẽ được công khai với các cơ quan báo chí và dư luận nhằm đảm bảo khách quan, minh bạch”.

Xem thêm

Bộ Công an: Chưa ngăn chặn được triệt để tình trạng bán khống giấy nghỉ bệnh, trục lợi bảo hiểm xã hội

Bộ Công an: Chưa ngăn chặn được triệt để tình trạng bán khống giấy nghỉ bệnh, trục lợi bảo hiểm xã hội

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5, Trung tướng Tô Ân Xô, đại diện Bộ Công an cho biết việc bán khống giấy nghỉ bệnh, trục lợi bảo hiểm xã hội đã xảy ra từ rất lâu và xảy ra ở nhiều địa phương. Lực lượng công an và các đơn vị chức năng khác cũng đã tiến hành nhưng chưa ngăn chặn được triệt để...
Ba nguyên nhân chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Ba nguyên nhân chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số tiền chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội phải tính lãi đến hết năm 2022 là 8.560 tỷ đồng, tăng 121 tỷ đồng so với năm 2021, chiếm 2,69% số phải thu....

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...