Ba nguyên nhân chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số tiền chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội phải tính lãi đến hết năm 2022 là 8.560 tỷ đồng, tăng 121 tỷ đồng so với năm 2021, chiếm 2,69% số phải thu....

Tại phiên chất vấn ngày 6/6 trong kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, đại biểu Ma Thị Thúy - Đoàn Tuyên Quang đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội làm rõ những nguyên nhân và giải pháp khắc phục vấn đề liên quan tới việc chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung đã đưa ra 3 nguyên nhân giải thích cho tình trạng trên.

Thứ nhất, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế tác động lớn đến các doanh nghiệp Việt Nam dẫn đến doanh nghiệp thiếu đơn hàng, khó khăn tài chính, phải cho người lao động nghỉ việc, ngừng việc.

Thứ hai, nguyên nhân chậm, trốn đóng là do cơ quan bảo hiểm xã hội chưa xác định, quản lý được hết đối tượng thuộc diện tham gia bắt buộc theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội.

Thứ ba, một số địa phương triển khai các giải pháp thu bảo hiểm chưa quyết liệt dẫn đến chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội kéo dài.

bảo hiểm xã hội
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tại phiên chất vấn

Số liệu tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, tính đến hết tháng 5/2023, số người tham gia bảo hiểm xã hội là khoảng 17,47 triệu người, chiếm 37,48% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có khoảng 26.670 đơn vị đã phá sản, đang làm thủ tục giải thể, phá sản; đơn vị ngừng hoạt động và không có người đại diện theo pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của 206.468 người lao động.

Để hạn chế tình trạng chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời có văn bản chỉ đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nguyên tắc thu bảo hiểm xã hội đến đâu, ghi nhận đến đó và giải quyết kịp thời quyền lợi cho 206.400 người lao động mất việc.

Thực hiện xem xét, giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đủ điều kiện như lương hưu hàng tháng, bảo hiểm xã hội một lần. Với các trường hợp chưa đủ điều kiện hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, xác nhận thời gian đã đóng bảo hiểm để người lao động tiếp tục tham gia tại đơn vị mới.

Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp tháng 10, trong đó trong đó sẽ quy định rõ khái niệm, phạm vi hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội. Hơn nữa, sửa đổi, bổ sung nhiều chế tài, biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết, hiệu quả hơn đối với hành vi này như thông lệ quốc tế.

Xem thêm

Bộ Công an: Chưa ngăn chặn được triệt để tình trạng bán khống giấy nghỉ bệnh, trục lợi bảo hiểm xã hội

Bộ Công an: Chưa ngăn chặn được triệt để tình trạng bán khống giấy nghỉ bệnh, trục lợi bảo hiểm xã hội

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5, Trung tướng Tô Ân Xô, đại diện Bộ Công an cho biết việc bán khống giấy nghỉ bệnh, trục lợi bảo hiểm xã hội đã xảy ra từ rất lâu và xảy ra ở nhiều địa phương. Lực lượng công an và các đơn vị chức năng khác cũng đã tiến hành nhưng chưa ngăn chặn được triệt để...

Có thể bạn quan tâm