Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường…

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Jose Fernandez
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Jose Fernandez

Trong khuôn khổ chương trình công tác tại Hoa Kỳ tháp tùng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham dự tuần lễ cấp cao APEC 2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc làm việc với ông Jose Fernandez, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường.

Trong buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Thứ trưởng Ngoại giao Jose Fernandez nhất trí đánh giá tổng thể quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực.

Đồng thời, thống nhất việc hai cơ quan cần tăng cường hợp tác để triển khai có hiệu quả các chương trình hợp tác, tạo các chuyển biến thực chất, tương xứng với mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Đối với vấn đề kinh tế thương mại Việt Nam quan tâm, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đề nghị phía Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có ý kiến tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ đẩy nhanh tiến trình xem xét, rà soát và sớm công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đề nghị Hoa Kỳ có đánh giá khách quan, công bằng, theo đúng các quy định của WTO trong các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại.

Về một số vấn đề kinh tế tồn tại giữa hai nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường đối thoại với Hoa Kỳ để giải quyết. Việt Nam sẵn sàng tạo môi trường kinh doanh thông thoáng và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, đáp ứng được lợi ích của cả hai nước.

Về mối quan tâm của Hoa Kỳ liên quan đến việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực bán dẫn và phát triển ngành công nghiệp mang tính chất nền tảng tại Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị hai bên cần sớm thành lập nhóm công tác trong lĩnh vực này.

Bộ trưởng cho rằng hai bên cần tập trung trao đổi sâu vào ba nội dung là tư vấn chính sách và hoàn thiện khung khổ pháp lý, hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tổ chức kết nối các doanh nghiệp và các nhà đầu tư của hai nước.

Ngoài ra, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ cũng bày tỏ sự đồng thuận cao với đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Ông Jose Fernandez đề nghị sớm có cuộc điện đàm để thảo luận sâu hơn về các nội dung doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm và mong muốn được tham gia hợp tác, đầu tư vào tại Việt Nam. Trong đó, hợp tác về năng lượng và công nghiệp là ưu tiên hàng đầu.

Trong buổi gặp mặt và làm việc, hai bên đã cùng rà soát lại việc thực hiện Bản ghi nhớ đối tác hợp tác năng lượng toàn diện do Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ký kết tại thủ đô Washington vào tháng 9/2019.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...