Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Gian lận thương mại là một đặc trưng của nền kinh tế thị trường

Bộ Công Thương vẫn đang tích cực tham mưu cấp có thẩm quyền để ban hành cơ chế khắc phục tình trạng gian lận, buôn lậu, nhất là trong môi trường thương mại điện tử…

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trả lời trong phiên chất vấn
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trả lời trong phiên chất vấn

Sáng 21/8, tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn các lĩnh vực: Nông nghiệp và phát triển nông thôn; công thương; văn hóa, thể thao và du lịch. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trả lời nhiều câu hỏi của các đại biểu liên quan đến hoạt động ngành công thương.

Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm là hoạt động quản lý thị trường, giải pháp phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng đang rất phổ biến trên thị trường, tác động trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Đại biểu Chu Thị Hồng Thái (Đoàn tỉnh Lạng Sơn) đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: "Tình trạng hàng giả, hàng lậu không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn bày bán công khai ở nhiều nơi. Thủ đoạn ngày càng tinh vi, có hệ thống và gần đây thực sự chủ yếu xuất hiện nhiều trên không gian mạng".

Với thực trạng trên, đại biểu Chu Thị Hồng Thái đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết giải pháp về chế tài xử phạt như thế nào để đủ sức răn đe đối với các trường hợp vi phạm về xuất xứ hàng hóa và lộ trình thực hiện.

Tại phần trả lời chất vấn của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng diên cho biết, trong nền kinh tế thị trường, gian lận thương mại là một đặc trưng. Do đó, đây là yêu cầu cao với Chính phủ và là thách thức rất lớn đối với các cơ quan quản lý. Thời gian tới, Bộ có trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về nội dung này, nhất là các cơ chế xử phạt các hành vi gian lận trong thương mại, kể cả thương mại truyền thống và thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, ông Diên cho biết thêm, thời gian qua, để nâng cao hiệu quả công tác này, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan đã tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Đề án chống hàng giả, kém chất lượng, sửa đổi, bổ sung những quy định xử phạt trong thương mại truyền thống và thương mại điện tử.

Đồng thời, Bộ Công Thương cũng triển khai cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin qua Cổng thông tin quản lý thương mại điện tử và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – đây là Cổng điện tử quốc gia tại Cục Thương mại điện tử, kinh tế số (Bộ Công Thương).

bộ trưởng.jpg
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Người đứng đầu ngành Công Thương cũng cho biết thêm, Bộ cũng đã phối hợp tốt với các lực lượng trong phòng chống gian lận thương mại của các địa phương, tăng cường hơn nữa truyền thông để hướng dẫn người tiêu dùng. Xây dựng cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin với các cơ quan liên quan.

Đối với những cán bộ để xảy ra sai phạm, Bộ đã xử lý kịp thời, nghiêm minh, luân chuyển vị trí công tác, nâng cao hiệu quả công tác giám sát, thanh tra kiểm tra.

Với việc áp dụng quyết liệt những biện pháp trên, thời gian quan, cơ quan chức năng đã xử lý hàng chục nghìn trường hợp vi phạm và thu về Ngân sách Nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng liên quan đến hành vi vi phạm gian lận thương mại.

Riêng đối với môi trường thương mại điện tử, ông Nguyễn Hồng Diên nhận định, nguồn hàng từ nước ngoài vào là rất lớn, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ các cơ quan chức năng. Tiếp tục xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu đối với các cơ quan chức năng để giám sát tốt hoạt động kinh doanh trên môi trường điện tử; làm tốt thông tin truyền thông để người dân tự bảo vệ mình trong môi trường kinh doanh hiện nay.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...