Bộ Văn hoá lên tiếng về việc xây nhà hát 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm

Trong cuộc họp báo thường kỳ quý III.2018, ông Nguyễn Thái Bình - Chánh Văn phòng, người phát ngôn của Bộ VHTTDL đã trả lời báo chí về những lùm xùm liên quan đến chuyện xây dựng nhà hát 1.500 tỷ ở Th
Bộ Văn hoá lên tiếng về việc xây nhà hát 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm

Ông Nguyễn Thái Bình - Chánh Văn phòng, người phát ngôn của Bộ VHTTDL

Ông Nguyễn Thái Bình cho rằng, có thêm một thiết chế văn hoá là điều đáng mừng cho ngành văn hoá, thể thao và du lịch nói chung. Tuy nhiên, việc quyết định xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch với quy mô và hình thức như thế nào lại thuộc thẩm quyền của TP. HCM. 

"Cho đến thời điểm này, Bộ VHTTDL chưa nhận bất kỳ một thông tin nào từ TP.HCM trong việc xây dựng dự án này. Hiện Bộ đã chỉ đạo Cục NTBD trao đổi với Sở VHTT TP.HCM nhưng chỉ trên tính chất nghiệp vụ, nắm thông tin. Mọi thông tin trao đổi qua lại giữa Cục NTBD như thế nào thì phía Cục chưa báo cáo lại cho Bộ” - ông Nguyễn Thái Bình nói.

Trước đó, việc Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.HCM đồng ý xây dựng Nhà hát giao hưởng Nhạc và Vũ kịch đạt chuẩn quốc tế tại Thủ Thiêm với mức đầu tư trên 1.500 tỷ đồng gây tranh cãi mạnh mẽ. 

Nhà sử học, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Dương Trung Quốc cho rằng, cần phải có nhà hát nhưng nằm ở đâu và làm lúc nào là bài toán mà thành phố phải làm rõ cùng với việc minh bạch thêm nhiều thông tin mà dư luận còn băn khoăn.

Nhạc trưởng Trần Vương Thạch - Giám đốc Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch TP.HCM cho hay, ông đã biết phản ứng trái chiều từ dư luận khi chủ trương đầu tư Nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm được thông qua.

Dự án với kinh phí dự kiến 1.508 tỷ đồng, lấy từ nguồn thu bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn (quận 1). Nhà hát có quy mô 1.700 chỗ, gồm hai khán phòng lớn và nhỏ. Thời gian thực hiện trong giai đoạn 2018-2022; chủ đầu tư là Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở VHTT TP.HCM.

Theo nhận định của ông, có một số người lập luận về sự phung phí, lãng phí…khi nhà hát đi vào hoạt động nhưng đây là sự nhầm lẫn, bởi đây là những giá trị văn hóa, không phải giá trị kinh doanh.

"Trong thiết kế đô thị thì phải có hạng mục nhà hát, cũng giống như cuộc sống có cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần" – nhạc trưởng Trần Vương Thạch nhận định. 

Ca sĩ Mỹ Linh mới đây gây tranh cãi vì phát ngôn trên trang cá nhân: "Tôi tin là cái đẹp qua việc thưởng thức nghệ thuật hay văn học hay hội họa, mọi loại hình nghệ thuật hay giữ gìn văn hoá luôn cần cho mọi người, mọi giới đặc biệt là trẻ em. Nghệ thuật làm mọi người sống hiền hoà và yêu thương và cả tha thứ. Là một nghệ sĩ, tôi vui mừng khi biết có một nhà hát sắp được xây dựng đồng nghĩa với việc nhiều chương trình nghệ thuật sẽ được ra mắt, các dàn nhạc lớn sẽ đến Việt Nam".

Theo Vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…