“Buôn” trái phiếu gần 5.000 tỷ đồng, nguyên Chủ tịch Ngân hàng MHB lĩnh án 13 năm tù

Ngày 22/11, Tòa án nhân dân TP.HCM đã tuyên án 16 bị cáo trong vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long – MHB (đã sáp
“Buôn” trái phiếu gần 5.000 tỷ đồng, nguyên Chủ tịch Ngân hàng MHB lĩnh án 13 năm tù

Nhóm lãnh đạo của MHB đã gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho ngân hàng 

Sau 4 ngày xét xử và nghị án, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Huỳnh Nam Dũng (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị MHB) mức án 13 năm tù.

Các bị cáo khác bị tuyên án như sau: ông Nguyễn Phước Hòa (nguyên Tổng Giám đốc MHB) bị tuyên án là 10 năm tù; Lữ Thị Thanh Bình (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán MHBS) 11 năm tù; Đặng Văn Hòa (nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty MHBS) 6 năm tù; Đoàn Việt Thắng (nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty MHBS) 4 năm tù; Trương Thanh Liêm (nguyên Phó Giám đốc khối ngân hàng đầu tư Công ty MHBS) 4 năm tù, cùng về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại điều 356 Bộ luật Hình sự 2015.

Các bị cáo còn lại bị tuyên phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 5 năm.

Ngoài ra, các bị cáo Huỳnh Nam Dũng, Nguyễn Phước Hòa, Lữ Thị Thanh Bình phải liên đới bồi thường cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) số tiền 298 tỷ đồng; buộc các bị cáo Huỳnh Nam Dũng, Nguyễn Phước Hòa, Lữ Thị Thanh Bình và Trương Thanh Liêm liên đới bồi thường cho BIDV hơn 50 tỷ đồng; buộc Lữ Thị Thanh Bình và các đồng phạm gây thiệt hại cho MHBS liên đới bồi thường cho MHBS hơn 65 tỷ đồng.

Theo cáo trạng, từ năm 2011 đến 2014, Huỳnh Nam Dũng và Nguyễn Phước Hòa đã thông qua việc họp hội đồng quản lý tài sản nợ - tài sản, có thống nhất chủ trương để Sở Giao dịch MHB chuyển 4.975 tỷ đồng cho Công ty MHBS để hợp tác đầu tư trái phiếu Chính phủ.

Thực chất là MHBS đem số tiền này gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại các chi nhánh MHB và mua bán trái phiếu Chính phủ của chính MHB. Công ty MHBS đã sử dụng 3.357 tỷ đồng gửi có kỳ hạn ngay tại các chi nhánh trong hệ thống MHB hưởng lãi suất với tổng số tiền hơn 45 tỷ đồng.

Ngoài ra, các lãnh đạo của MHB đã dùng 1.558 tỷ đồng để đầu tư trái phiếu, sử dụng 966 tỷ đồng ký thỏa thuận hợp tác đầu tư môi giới mua bán trái phiếu Chính phủ trong chính MHB thông qua các công ty trung gian.

Việc làm này đã gây thiệt hại cho MHB 349 tỷ đồng. Trong đó, Huỳnh Nam Dũng, Nguyễn Phước Hòa, Lữ Thị Thanh Bình là những người chịu trách nhiệm chính. Thông qua hành vi này, ông Dũng hưởng lợi 460 triệu đồng, những đồng phạm còn lại hưởng lợi từ 151 triệu đồng đến 930 triệu đồng.

Đáng chú ý, bị cáo Lữ Thị Thanh Bình đã chủ trương tận dụng giá mua bán chênh lệch trong ngày và giao dịch quay vòng giữa tài khoản tự doanh đã đăng ký, dùng tài khoản cá nhân để mua bán chứng khoán, tạo doanh thu cho MHBS.

Thông qua hoạt động tự doanh này, bà Bình hưởng lợi 58 triệu đồng, những người khác hưởng lợi từ 14 triệu đồng đến 47 triệu đồng.

>> Gây thiệt hại hàng trăm tỷ, cựu chủ tịch Ngân hàng MHB bị truy tố

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...