Các "ông lớn" liên tục được bàn giao về Ủy ban Quản lý vốn

Bộ Thông tin - Truyền thông đã chính thức bàn giao quyền đại diện phần vốn nhà nước tại VNPT và MobiFone về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Các "ông lớn" liên tục được bàn giao về Ủy ban Quản lý vốn

Hai doanh nghiệp Nhà nước này có tổng tài sản hơn 128.000 tỷ đồng, với tổng vốn chủ sở hữu hơn 87.200 tỷ. Trong đó, vốn chủ sở hữu của VNPT là hơn 72.200 tỷ đồng, còn vốn chủ sở hữu của MobiFone là 15.000 tỷ.

Theo Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông - Nguyễn Mạnh Hùng, việc chuyển giao các doanh nghiệp lớn về Ủy ban quản lý vốn là sự thay đổi trong cách quản trị, tách bạch giữa quản lý Nhà nước và quản lý doanh nghiệp. Việc tập hợp đầu mối quản lý về một đơn vị sẽ tạo lên sức mạnh lớn cho các doanh nghiệp nhà nước. Riêng với VNPT và MobiFone, mặc dù chuyển giao về Siêu ủy ban, song Bộ Thông tin & Truyền Thông vẫn quản lý về ngành. Với vai trò đó, Bộ sẽ tiếp tục cải thiện môi trường pháp lý, tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành nói chung và của hai doanh nghiệp này nói riêng. 

Nhắc đến vai trò quản lý của Siêu ủy ban, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu sau khi nhận bàn giao, việc quản lý vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước cần chặt chẽ hơn. Các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sử dụng tài sản Nhà nước, với đích cuối cùng là tái cơ cấu, sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp Nhà nước, thay đổi phương thức quản lý.

Với VNPT và MobiFone, Phó thủ tướng đánh giá đây là hai doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phát triển của ngành công nghệ thông tin, đóng vai trò trong việc triển khai kinh tế số, mô hình kinh doanh chia sẻ, thương mại điện tử, Chính phủ điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt.

Với VNPT, doanh nghiệp này cần đẩy mạnh việc triển khai đề án tái cơ cấu được phê duyệt đầu năm 2018, hướng tới mục tiêu cổ phần hóa trong năm tới. Với MobiFone, lộ trình cổ phần hóa đúng ra đã được thực hiện trong năm 2018 nhưng đã bị chậm lại do những tồn tại trong thương vụ với AVG. Phó thủ tướng yêu cầu sau khi chuyển giao về Siêu ủy ban, MobiFone cần tích cực giải quyết những vướng mắc để sẵn sàng cho quá trình cổ phần hóa trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...