Cách mạng 4.0: Thái độ có phải là tất cả?

Chúng ta đang nói về cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN4.0) ở ngay thời kỳ đầu của cuộc cách mạng này với sự kỳ vọng và cả những e ngại.
Cách mạng 4.0: Thái độ có phải là tất cả?

Thế nhưng dù là chủ động hay bị động đón nhận thì các cuộc CMCN vẫn sẽ đến với tất cả các quốc gia, do hoàn cảnh lịch sử mà nó có thể đến nhanh hay chậm nhưng không thể cưỡng lại. Thực tế cho thấy, quốc gia nào đón CMCN sớm thì quốc gia đó sẽ có cơ hội hơn.

Theo nhiều ý kiến, CMCN lần thứ nhất diễn ra vào khoảng cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19 đã ảnh hưởng sâu rộng nhất là ở Tây Âu, Bắc Mỹ và đó vẫn là những khu vực có những quốc gia giàu nhất thế giới hiện nay. Việt Nam và rất nhiều quốc gia khác gần như đứng ngoài cuộc hoặc bị động đón nhận cuộc CMCN này.

CMCN lần thứ 2 diễn ra khoảng năm 1870 đến năm 1914 khi chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra. Những quốc gia chủ động trong CMCN lần thứ 2 vẫn chủ yếu là châu Âu, Bắc Mỹ. Ở Châu Á, xuất hiện Nhật Bản đã chủ động tiếp cận CMCN này.

Việt Nam tiếp tục nằm trong số các nước đứng ngoài cuộc hoặc thụ động tiếp nhận thành quả của CMCN lần 2. Và chúng ta nằm trong những nước nghèo, lạc hậu, thu nhập thấp.

CMCN lần 3 có thể nói bắt đầu từ những năm 1960 và kết thúc vào khoảng 1997 khi mà cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á diễn ra. Ngoài những nước công nghiệp phát triển G7, một số quốc gia đã chủ động tiếp cận và thành công như Hàn Quốc, Singapore…

Việt Nam do hoàn cảnh lịch sử chiến tranh, khắc phục hậu quả chiến tranh và bắt đầu đổi mới nên có thể nói vẫn chưa tiếp nhận được nhiều những thành quả của CMCN lần 3.

Nay, Chính phủ Việt Nam đã nhận ra được tầm quan trọng của việc chủ động đón nhận và ứng dụng CMCN4.0, với nhiều giải pháp đã được triển khai.

Để thành công trong việc “bắt” được chuyến tàu 4.0 này, chúng ta cần nhiều yếu tố, nhưng rất quan trọng là thái độ tích cực. Vậy chúng ta cần thái độ gì trước CMCN4.0? Theo cá nhân người viết, những thái độ đó là:

Chấp nhận sự phá hủy sáng tạo

Cách mạng là việc xóa bỏ cái cũ để thay thế bằng cái mới tiến bộ hơn. Cách mạng công nghiệp đi liền với sự sáng tạo, sáng tạo luôn song hành với sự phá hủy. Phá hủy lối sản xuất cũ, phá hủy bỏ đi cách quản lý, quản trị cũ, thay thế bằng cái mới. Đó gọi là sự phá hủy sáng tạo.

Có rất nhiều ví dụ cho thấy những cái cũ đã và đang bị cái mới thay thế, như các ứng dụng Uber và Grab chiếm lĩnh thị phần của taxi truyền thống, email thay cho thư tay truyền thống, báo giấy chịu sự cạnh tranh của báo điện tử và smart phone…

Thái độ chấp nhận sự phá hủy sáng tạo là một thái độ rất quan trọng không chỉ đối với các chính phủ, các tổ chức, các doanh nghiệp còn với với các cá nhân.

Chủ động tham gia

Chúng ta và nhiều quốc gia như phân tích ở trên đã đứng ngoài và thụ động tiếp nhận 3 cuộc CMCN trước và đã thấy cái giá phải trả là sự nghèo đói, lạc hậu. Vì vậy, cần phải chủ động tham gia CMCN 4.0 bằng những việc làm sáng tạo, với chỉ tiêu cụ thể cho từng công việc cụ thể. Một thái độ sáng tạo là nguồn nhiên liệu cho sự tiến bộ và phát triển.

Chấp nhận xem xét cái mới, cái khác biệt

Chúng ta nên từ bỏ chủ nghĩa thói quen, kinh nghiệm. Không phải chỉ xin cho được một công việc rồi cho rằng thế là có nghề rồi an nhàn tận hưởng. Bởi công việc mà chúng ta đang biết luôn thay đổi và thậm chí có thể biến mất. Đã đến lúc chúng ta phải chấp nhận, tài năng, tri thức sẽ là yếu tố quan trọng của sản xuất, hơn cả yếu tố vốn. Tài năng luôn đi kèm với sự khác biệt (cái mới, thậm chí với cái không giống ai), vì vậy đứng trước sự khác biệt luôn cần phải có thái độ trân trọng để xem xét bởi cái khác biệt luôn có thể đem lại sự cải tiến.

Thời đại 4.0 đòi hỏi thay đổi suy nghĩ để thích ứng, để phát triển từng ngày, từng giờ, mà suy nghĩ hình thành nên hành động, hành động hình thành thói quen, thói quen hình thành tính cách, tính cách hình thành số phận. Ngay các hệ thống giáo dục cũng rất cần phải thay đổi, như những băn khoăn rằng liệu chúng ta có đang giảng dạy quá nhiều kiến thức mà chưa xem trọng phần kỹ năng và thái độ hay không?

Chấp nhận sự bài bản, kỷ luật cao

CMCN 4.0 không có chỗ cho sự cảm tính, thiếu trung thực vì mọi dữ liệu đều được số hóa và theo dõi lịch sử.

Chuyện kể rằng một công nhân rất giỏi tay nghề làm việc ở một doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào miền Bắc của Việt Nam. Người công nhân ngày biết mình giỏi tay nghề nên ra “yêu sách” đòi giám đốc liên tục tăng lương, đến một mức giới hạn là 3.000 USD/tháng, giám đốc nói không thể trả lương cao hơn được nữa. Người công nhân ấy bỏ việc và tự tin vào một doanh nghiệp cũng của Hàn Quốc tại miền Nam với ước muốn sẽ có lương cao hơn.

Điều không ngờ đến là vị giám đốc doanh nghiệp ở miền Nam nói không thể tiếp nhận được người công nhân này, lý do anh không phải là người tốt, anh đã ép doanh nghiệp kia trả lương vượt quá khả năng! Thì ra dữ liệu về lao động đã được chia sẻ trong hệ thống của những doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.

Vậy vì sao thái độ là tất cả?

Trong bất cứ nghề nghiệp nào, ba yếu tố cần thiết để thực thi nghề nghiệp là kiến thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề và thái độ nghề nghiệp. Nhưng yếu tố được đánh giá cao nhất là yếu tố thái độ, yếu tố giúp thành công trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống. Những tảng băng ở miền Bắc hoặc Nam cực, chỉ có 10% của tảng băng là được nhìn thấy, còn 90% của nó nằm chìm bên dưới của biển cả.

Cá nhân người viết cho rằng, tương tự như tảng băng trôi, ở từng con người, phần người khác biết 10%, đó là kiến thức và kỹ năng. Phần người khác ít biết là thái độ, chiếm đến 90%. Nói một cách khác, người khác biết về hành vi trong khi họ có thể không biết về những giá trị, những chuẩn mực, những động lực, đạo đức và niềm tin. Trong khi chính những điều này làm nên thái độ của con người và nó tác động đến hành vi của chúng ta.

Vì thế, với CMCN 4.0, hãy quan tâm số một tới thái độ, hãy thay đổi và điều duy nhất không bao giờ thay đổi, chính là sự thay đổi.

Lê Xuân Hiền
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương
Thành viên Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư

baochinhphu.vn/kinh-te/cach-mang-40-thai-do-co-pha http://baochinhphu.vn/kinh-te/cach-mang-40-thai-do-co-phai-la-tat-ca/345586.vgp

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…