Cần Thơ chấp thuận đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III gần 27.600 tỷ đồng

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III tọa lạc tại Trung tâm Điện lực Ô Môn, phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ. Dự án có có tổng vốn đầu tư sơ bộ khoảng 27.596 tỷ đồng (tương đương 1,19 tỷ USD).
Cần Thơ chấp thuận đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III gần 27.600 tỷ đồng

UBND TP. Cần Thơ vừa có Quyết định số 2447/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III.

Mục tiêu dự án là xây dựng nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) turbine khí chu trình hỗn hợp, quy mô theo quy hoạch ngành được cấp thẩm quyền phê duyệt để cung cấp nguồn điện ổn định cho khu vực miền Nam nói riêng và hệ thống điện quốc gia nói chung, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và an toàn cung cấp điện; đồng thời, cùng các NMNĐ trong Trung tâm Điện lực Ô Môn tiêu thụ hết khí lô B.

Về quy mô, dự án NMNĐ Ô Môn III có diện tích đất khoảng 8,342 ha (khu vực nhà máy chính), là đất công trình năng lượng đã được UBND TP. Cần Thơ cho nhà đầu tư thuê đất (trả tiền hằng năm).

Các hạng mục chính của dự án gồm: Gian máy turbine khí - máy phát, turbine hơi - máy phát, khu vực máy biến áp và khu vực sân phân phối; các khu phụ trợ như nhà hành chính, khu điều khiển trung tâm, kênh lấy nước làm mát, đường ống xả nước làm mát, khu xử lý nước.

Dự án NMNĐ Ô Môn III có tổng vốn đầu tư sơ bộ khoảng 27.596 tỷ đồng (tương đương 1,19 tỷ USD). Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 9.926 tỷ đồng (tương đương 428,2 triệu USD); vốn huy động 17.670 tỷ đồng (tương đương 762,29 triệu USD).

Dự án tọa lạc tại Trung tâm Điện lực Ô Môn, phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ. Thời hạn hoạt động của dự án là 31 năm kể từ ngày quyết định cho thuê đất (2021- 2052). Nhà đầu tư dự án là Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Về tiến độ thực hiện Dự án, trong quý II - III/2022, phê duyệt chủ trương đầu tư; quý IV/2022 sẽ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi; khởi công dự án vào quý I/2025; bắt đầu tiếp nhận khí vào quý III/2027; vận hành thử thách vào quý IV/2027 và phát hành điện thương mại vào quý IV/2027.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.