Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương: T&T-Futa xin lập quy hoạch và đầu tư một số dự án dọc tuyến

Liên danh T&T-Futa cho biết đã được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức PPP.

Liên danh CTCP Tập đoàn T&T và CTCP Tập đoàn Phương Trang (Futa Group) vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng về việc nghiên cứu, khảo sát, lập và tài trợ quy hoạch tổng thể dọc tuyến cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương và đề xuất nghiên cứu, đăng ký thực hiện đầu tư một số dự án trên địa bàn dọc tuyến cao tốc này.

Cụ thể, liên danh T&T-Futa cho biết đã được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công - tư (PPP). Trong quá trình triển khai, liên danh nhà đầu tư nhận thấy song song với việc đầu tư xây dựng tuyến cao tốc thì cần thiết phải lập quy hoạch tổng thể không gian dọc tuyến (quy mô khoảng 50.000ha).

"Quy hoạch này có ý nghĩa quan trọng trong việc định hình tầm nhìn phát triển kinh tế xã hội, phát triển các khu dân cư, đô thị, công nghiệp, dịch vụ và du lịch, góp phần tăng cường quản lý và kêu gọi đầu tư tại các huyện, thành phố mà tuyến cao tốc đi qua", liên danh T&T-Futa nhấn mạnh.

Liên danh T&T-Futa đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng cho phép khảo sát, nghiên cứu, lập và tài trợ ý tưởng quy hoạch và đăng ký đề xuất thực hiện đầu tư một số dự án có tính chất động lực tại các khu vực dọc tuyến.

Trước đề nghị của liên danh T&T-Futa, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản đồng ý để liên danh tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát, đề xuất ý tưởng quy hoạch theo đề nghị.

UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở ngành và địa phương liên quan kiểm tra, rà soát và làm việc trực tiếp với liên danh nhà đầu tư.

Bảo Lộc - Liên Khương

T&T - Futa lại xin lập quy hoạch 50.000ha dọc tuyến cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương.

Trước đó, tháng 3/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức PPP.

Theo đó, cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương có chiều dài toàn tuyến là 73,64km. Điểm đầu của dự án giao với đường Nguyễn Văn Cừ, TP. Bảo Lộc và điểm cuối giao với đường cao tốc Liên Khương - Prenn tại cửa ngõ vào TP. Đà Lạt.

Dự án chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 (2022-2025) xây dựng 4 làn xe, rộng 17m, vận tốc 80km/h. Giai đoạn 2 (sau năm 2030), cao tốc mở rộng lên 8 làn, rộng gần 25m, tốc độ khai thác 100km/h, có làn dừng khẩn cấp.

Tổng mức đầu tư của dự án trong giai đoạn 1 là 12.532 tỷ đồng và giai đoạn 2 khoảng 5.420 tỷ đồng do liên danh CTCP Tập đoàn T&T và CTCP Tập đoàn Phương Trang đề xuất triển khai.

Trong giai đoạn 1, nguồn vốn ngân sách tỉnh Lâm Đồng sẽ chi 1.500 tỷ đồng cho dự án. Địa phương đề nghị nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ khoảng 2.500 tỷ đồng. Riêng giai đoạn 2, nhà đầu tư sẽ huy động toàn bộ.

Dự án được tính toán hoàn vốn giai đoạn 1 trong vòng 17 năm 7 tháng và giai đoạn 2 trong 10 năm 7 tháng. 

Xem thêm

Kiên quyết xử lý nhà thầu làm chậm cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Kiên quyết xử lý nhà thầu làm chậm cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Bộ Giao thông Vận tải vừa có công văn chỉ đạo yêu cầu kiên quyết xử lý nhà thầu yếu tài chính, làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Trường hợp nhà thầu chậm tiến độ, không có khả năng khắc phục, kiên quyết điều chuyển khối lượng, hoặc bổ sung thầu phụ.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...